ican
Vật lý 8
Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào?

Các chất được cấu tạo như thế nào

Vật Lý 8 bài Các chất được cấu tạo như thế nào: Lý thuyết trọng tâm, giải bài tập sách giáo khoa Các chất được cấu tạo như thế nào: giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

BÀI 19. CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO

I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM

Các chất được cấu tạo như thế nào?

+ Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử.

  • Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất, còn phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại.
  • Kích thước nguyên tử và phân tử đều vô cùng vé nên các chất nhìn có vẻ như liền một khối.
  • Để quan sát được các nguyên tử, phân tử người ta dùng kính hiển vi

+ Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

  • Trong chất rắn: các nguyên tử, phân tử xếp gần nhau.
  • Trong chất khí hoặc hơi: khoảng cách giữa các nguyên tử, phân tử rất lớn (so với trong chất rắn và chất lỏng).

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

Giải thích các hiện tượng liên quan đến cấu tạo chất

Các câu hỏi chủ yếu là câu hỏi lí thuyết về cấu tạo và khoảng cách giữa các phân tử, nguyên tử trong các chất, cần lưu ý một số đặc điểm sau:

+ Các nguyên tử, phân tử có kích thước vô cùng nhỏ bé, mắt thường không thể nhìn thấy được.

+ Các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên các chất khác nhau thì khác nhau cả về kích thước, cấu tạo và khối lượng.

+ Khoảng cách giữa các nguyên tử, phân tử chất khí lớn hơn chất lỏng, giữa các phân tử chất lỏng lớn hơn chất rắn.

Câu C1 (trang 69 SGK Vật Lí 8):

Hãy lấy 50 cm3 cát đổ vào 50 cm3 ngô rồi lắc nhẹ xem có được 100 cm3 hỗn hợp giữa ngô và cát không? Giải thích?

III. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

Trả lời:

+ Khi lấy 50 cm3 cát đổ vào 50 cm3 ngô rồi lắc nhẹ thì thể tích hỗn hợp thu được là V < 100 cm3

+ Giữa các hạt ngô có khoảng cách, nên khi đổ cát vào ngô, các hạt cát đã xen vào những khoảng cách này, làm cho thể tích của hỗn hợp nhỏ hơn tổng thể tích của ngô và cát.

Câu C2 (trang 69 SGK Vật Lí 8):

Hãy cố gắng dùng cách giải thích sự hụt thể tích trong thí nghiệm trộn cát vào ngô để giải thích sự hụt thể tích trong thí nghiệm trộn rượu với nước.

Trả lời:

Khi trộn rượu với nước, thể tích của hỗn hợp rượu và nước giảm đi so với tổng thể tích của rượu và nước vì giữa các phân tử nước cũng như các phân tử rượu đều có khoảng cách. Khi trộn rượu với nước, các phân tử rượu đã xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước và ngược lại.

Câu C3 (trang 70 SGK Vật Lí 8):

Thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt. Hãy giải thích vì sao?

Trả lời:

Khi thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, thì các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước, cũng như các phân tử nước xen vào giữa khoảng cách giữa các phân tử đường nên nước đường có vị ngọt.

Câu C4 (trang 70 SGK Vật Lí 8):

Giải thích tại sao quả bóng cao su hoặc quả bóng bay bơm căng, dù có buộc thật chặt cũng cứ ngày một xẹp dần.

Trả lời:

Vỏ bóng cao su hay bóng bay đều được cấu tạo từ các phân tử cao su, giữa các phân tử này có khoảng cách. Các phân tử không khí ở trong bóng có thể chui qua những khoảng cách này để ra ngoài làm cho bóng dù được bơm căng và buộc thật chặt cũng cứ ngày một xẹp dần.

Câu C5 (trang 70 SGK Vật Lí 8):

Cá muốn sống được phải có không khí. Nhưng ta thấy cá vẫn sống được trong nước? giải thích?

Trả lời:

Nước nhìn có vẻ như liền một khối nhưng thật ra giữa các phân tử nước có khoảng cách, các phân tử không khí có thể xen vào giữa những khoảng cách này, nhờ đó cá có thể sống được.

 

Trên đây là gợi ý giải bài tập Vật Lý 8 bài Các chất được cấu tạo như thế nào do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ

Đánh giá (432)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy