ican
Giải SGK Vật lý 7
Bài 12: Độ to của âm.

ĐỘ TO CỦA ÂM

Vật Lý 7 bài độ to của âm vật lý 7: Lý thuyết trọng tâm, giải bài tập sách giáo khoa độ to của âm vật lý 7: giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn.

Ican

BÀI 12. ĐỘ TO CỦA ÂM

I. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM

1. Biên độ dao động – Âm to, âm nhỏ

  • Trong quá trình dao động, độ lệch lớn nhất của vật so với vị trí đứng yên cân bằng ban đầu của nó được gọi là biên độ đao động.
  • Nhiều thí nghiệm cho thấy, biên độ dao động của vật càng lớn thì âm do vật phát ra càng to. Ngược lại, biên độ dao động của vật càng nhỏ thì âm do vật phát ra càng nhỏ.

2. Độ to của một số âm

  • Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben (kí hiệu là dB). Người ta có thể dùng máy để đo độ to của âm.
  • Khi độ to của âm càng lớn (không vượt quá 70 dB) thì tai người nghe âm càng rõ.
  • Nếu độ to của âm vượt quá 70 dB trong một thời gian dài thì tai nghe không còn rõ và dễ chịu nữa. Độ to của âm ở mức 70 dB gọi là giới hạn về ô nhiễm tiếng ồn.
  • Khi độ to của âm bằng hay lớn hơn 130 dB thì âm thanh làm cho tai nhức nhối rất khó chịu và có thể làm điếc tai. Độ to của âm ở mức 130 dB gọi là ngưỡng đau.
  • Bảng độ to của một số âm

Tiếng nói thì thầm

Tiếng nói chuyện bình thường

Tiếng nhạc to

Tiếng ồn rất to ở ngoài phố

Tiếng ồn của mát móc nặng trong công xưởng

Tiếng sét

Ngưỡng đau (làm nhức tai)

(Tiếng động cơ phản lực ở cách 4 m)

20 dB

40 dB

60 dB

80 dB

100 dB

 

120 dB

130 dB

 

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

Dạng 1. Xác định biên độ dao động.

  • Dựa vào định nghĩa biên độ dao động.
  • Lưu ý: Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật so với vị trí đứng yên cân bằng ban đầu chứ không phải là khoảng cách lớn nhất của vật so với vị trí đứng yên cân bằng.

Dạng 2. Giải thích một số hiện tượng trong đời sống thực tế

Dựa vào đặc điểm

  • Biên độ dao động của vật càng lớn thì âm phát ra càng to
  • Biên độ dao động của vật càng nhỏ thì âm phát ra càng nhỏ

Dạng 3. Xác định âm thanh

Dựa vào giới hạn vê ô nhiễm tiếng ồn (70 dB) và ngưỡng đau (130 dB) để xác định được âm thanh nào có thể nghe được bình thường hay âm thanh nào không thể nghe được mà gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe để có phương án bảo vệ tai.

III. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

Câu C1 (trang 31 SGK Vật Lí 7):

Thí nghiệm 1: Cố định một đầu thước thép đàn hồi có chiều dài khoảng 20 cm trên mặt hộp gỗ. Khi thước đó đứng yên tại vị trí cân bằng. Nâng đầu tự do của thước lệch khỏi vị trí cân bằng rồi thả tay cho thước dao động trong hai trường hợp:

a) Đầu thước lệch nhiều (hình 12.1a)

b) Đầu thước lệch ít (hình 12.1b)

Quan sát dao động của đầu thước, lắng nghe âm phát ra rồi điền vào bảng 1:

Bảng 1.

Cách làm thước dao động

Đầu thước dao động mạnh hay yếu?

Âm phát ra to hay nhỏ?

a) Nâng đầu thước lệch nhiều.

 

 

b) Nâng đầu thước lệch ít.

 

 

Trả lời:

Cách làm thước dao động

Đầu thước dao động mạnh hay yếu?

Âm phát ra to hay nhỏ?

a) Nâng đầu thước lệch nhiều.

Mạnh

To

b) Nâng đầu thước lệch ít.

Yếu

Nhỏ

Câu C2 (trang 35 SGK Vật Lí 7):

Từ những dữ liệu thu thập trên, hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:

Đầu thước lệch khỏi vị trí cân bằng càng…, biên độ dao động càng…, âm phát ra càng …..

Trả lời:

Đầu thước lệch khỏi vị trí cân bằng càng nhiều, biên độ dao động càng lớn, âm phát ra càng to.

Hoặc: Đầu thước lệch khỏi vị trí cân bằng càng ít, biên độ dao động càng nhỏ, âm phát ra càng nhỏ.

Câu C3 (trang 35 SGK Vật Lí 7):

Thí nghiệm 2: Treo một quả bấc sao cho khi dây treo thẳng đứng thì quả cầu vừa chạm sát vào giữa mặt trống. Lắng nghe tiếng trống và quan sát dao động cảu quả cầu (hình 12.2) trong hai trường hợp:

a) Gõ nhẹ.

b) Gõ mạnh.

Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:

Quả cầu bấc lệch càng …, chứng tỏ biên độ dao động của mặt càng …, tiếng trống càng …..

Kết luận: Âm phát ra càng ….. khi ……….d động của nguồn âm càng lớn.

Trả lời:

Quả cầu bấc lệch càng nhiều, chứng tỏ biên độ dao động của mặt trống càng lớn, tiếng trống càng to.

Hoặc: Quả cầu bấc lệch càng ít, chứng tỏ biên độ dao động của mặt trống càng nhỏ, tiếng trống càng nhỏ.

Kết luận: Âm phát ra càng to khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn.

Câu C4 (trang 36 SGK Vật Lí 7):

Khi gảy mạnh một dây đàn, tiếng đàn sẽ to hay nhỏ? Tại sao?

Trả lời:

Gảy mạnh dây đàn thì tiếng đàn sẽ kêu to vì biên độ dao động của dây đàn lớn.

Câu C5 (trang 36 SGK Vật Lí 7):

Hãy so sánh biên độ dao động của điểm giữa sợi dây đàn (điểm M) trong hai trường hợp vẽ ở hình 12.3.

Trả lời:

Ta thấy khoảng cách từ điểm M đến đường nằm ngang (nét đứt – tức vị trí cân bằng – hay vị trí ban đầu của dây khi chưa dao động) ở hình trên lớn hơn hình dưới nên biên độ dao động của điểm M ở hình trên lớn hơn biên độ dao động của điểm M ở hình dưới.

Câu C6 (trang 36 SGK Vật Lí 7):

Khi máy thu thanh phát ra âm to, âm nhỏ thì biên độ dao động của màng loa khác nhau như thế nào?

Trả lời:

Máy thu thanh phát ra âm to nên biên độ dao động của màng loa lớn.

Máy thu thanh phát ra âm nhỏ nên biên dộ dao dộng của màng loa nhỏ.

Câu C7 (trang 36 SGK Vật Lí 7):

Hãy ước lượng độ to của tiếng ồn trên sân trường giờ ra chơi nằm trong khoảng nào?

Trả lời:

Tiếng ồn trên sân trường giờ ra chơi khoảng 40 dB đến 60 dB [từ tiếng nói thường đến tiếng nói to (nhạc to)]

 

Trên đây là gợi ý giải bài tập Vật Lý 7 bài độ to của âm vật lý 7 do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ.

 

Đánh giá (204)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy