BÀI 4. ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG
I. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM
1. Gương phẳng
- Gương phẳng là một phần của mặt phẳng, nhẵn, bóng, có thể soi hình của các vật.
- Hình của một vật quan sát được trong gương phẳng gọi là ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.
2. Hiện tượng phản xạ ánh sáng
Hiện tượng phản xạ ánh sáng là hiện tượng ánh sáng bị đổi hưởng, một phần trở lại môi trường cũ khi gặp bề mặt nhẵn của một vật.
3. Định luật phản xạ ánh sáng
Nội dung định luật:
| |||
I: Điểm tới IN’: Pháp tuyến SI: Tia tới IR: Tia phản xạ | \(\widehat {SIN} = i:\) góc tới \(\widehat {NIR} = i':\) góc phản xạ | ||
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP
Dạng 1. Nhận biết gương phẳng
- Những vật nào có mặt là phẳng, nhẵn và bóng đều được gọi là gương phẳng.
Dạng 2. Vẽ tia phản xạ khi biết tia tới
Theo định luật phản xạ ánh sáng, tia phản xạ đối xứng với tia tới qua gương nên để vẽ tia phản xạ ta tuân theo các bước sau:
- Vẽ pháp tuyến NN’ tại điểm tới I
- Lấy điểm A bất kì trên tia tới, kẻ đoạn thẳng AB vuông góc với NN’ tại H sao cho AH = HA’.
- Vẽ tia IA’ đó chính là tia phản xạ cần vẽ.
Dạng 3. Tính góc phản xạ hay góc tới
Dựa vào hình vẽ hoặc giả thiết của đề bài để xác định góc hợp với tia tới và pháp tuyến (góc tới i) hoặc tia phản xạ và pháp tuyến (góc phản xạ i’) từ đó suy ra góc cần tìm căn cứ vào định luật phản xạ ánh sáng: i = i’.
- Nếu đề bài cho góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ là α thì i = i’ = α/2.
- Nếu đề bài cho góc hợp bởi tia tới và mặt phẳng phản xạ (hoặc tia phản xạ và mặt phẳng phản xạ) là β thì i = i’ = 90° − β.
III. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA
Câu C1 (trang 12 SGK Vật Lí 7):
Em hãy chỉ ra một số vật có bề mặt phẳng, nhẵn bóng có thể dùng để soi ảnh của mình như một gương phẳng.
Trả lời:
Một số vật có bề mặt phẳng, nhẵn bóng có thể dùng để soi ảnh của mình như một gương phẳng là: Mặt nước yên tĩnh, bản kim loại nhẵn bóng …
Câu C2 (trang 13 SGK Vật Lí 7):
Cho tia tới SI đi là là trên mặt tờ giấy trắng. Mặt phẳng tờ giấy trắng chứa tia tới SI và đường pháp tuyến IN của mặt gương tại I. Hãy quan sát và cho biết tia phản xạ IR nằm trong mặt phẳng nào?
Trả lời:
+ Tia phản xạ IR nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến IN của mặt gương tại điểm tới I.
+ Kết luận:
- Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới SI và đường pháp tuyến IN của mặt gương tại I. Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến tại điểm tới.
- Góc phản xạ luôn luôn bằng góc tới.
Câu C3 (trang 13 SGK Vật Lí 7):
Hãy vẽ tia phản xạ IR. (h.4.3)
Trả lời:
- Vẽ pháp tuyến IN tại điểm tới I
- Lấy điểm A bất kì trên tia tới, kẻ đoạn thẳng AB vuông góc với NN’ tại H sao cho AH = HA’.
- Vẽ tia IA’ đó chính là tia phản xạ cần vẽ
Câu C4 (trang 14 SGK Vật Lí 7):
Trên hình 4.4 vẽ một tia tới SI chiếu lên một gương phẳng M.
a) Hãy vẽ tia phản xạ.
b) Giữ nguyên tia tới SI, muốn thu được một tia phản xạ có hướng thẳng đứng từ dưới lên trên thì phải đặt gương như thế nào? Vẽ hình.
Trả lời:
a) Cách vẽ tương tự câu C3, ta có hình vẽ như sau:
b)
+ Giữ nguyên tia tới SI
+ Tại I, vẽ tia tia phản xạ IS’ hướng thẳng đứng từ dưới lên trên.
+ Vẽ tia phân giác IN của góc \(\widehat {{\rm{SIS'}}}\)
+ Vẽ mặt phương vuông góc với IN tại I.
Trên đây là gợi ý giải bài tập Vật Lý 7 bài Định luật phản xạ ánh sáng do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ