BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG HÌNH HỌC TRỰC QUAN
Bài 1. (Sách Toán Cánh diều, tập 1, trang 117)
Chuẩn bị giấy và thực hành theo hướng dẫn trong SGK.
Bài 2. (Sách Toán Cánh diều, tập 1, trang 117)
a) Đoạn thẳng AB có trục đối xứng là đường thẳng vuông góc với AB tại trung điểm của AB.
Tam giác đều ABC có trục đối xứng là các đường thẳng đi qua một đỉnh và trung điểm của cạnh đối diện đỉnh đó: đường thẳng qua A và qua trung điểm của BC, đường thẳng qua B và qua trung điểm của AC, đường thẳng qua C và qua trung điểm của AB.
Hình tròn tâm O có trục đối xứng là tất cả các đường thẳng đi qua tâm O.
Hình thang cân ABCD có trục đối xứng là đường thẳng đi qua trung điểm của AB và CD.
Hình thoi ABCD là hình có trục đối xứng là hai đường chéo AC và BD.
b) Đoạn thẳng AB có tâm đối xứng là trung điểm của AB.
Tam giác đều ABC có tâm đối xứng là giao điểm các đường cao.
Hình trong tâm O có tâm đối xứng là tâm O.
Hình thoi ABCD có tâm đối xứng là giao điểm của hai đường chéo.
Bài 3. (Sách Toán Cánh diều, tập 1, trang 117)
a) Những hình có trục đối xứng: chữ H, chữ I, chữ O, xe ô tô, ...
b) Những hình có tâm đối xứng: hình tròn, hình vuông, hình lục giác đều, ...
c) Những hình vừa có trục đối xứng vừa có tâm đối xứng: hình tròn, hình vuông, hình tam giác đều, hình lục giác đều, ...
Bài 4. (Sách Toán Cánh diều, tập 1, trang 117)
Tính đối xứng giúp cửa ra vào nhìn cân xứng, hài hòa.
Bài 5. (Sách Toán Cánh diều, tập 1, trang 117)
a) Một hình thoi có cạnh 4cm thì chu vi của nó bằng \(4\times 4=16(cm)\) .
b) Một hình vuông có chu vi 40cm thì cạnh của nó bằng \(40:4=10(cm)\) .
c) Một hình chữ nhật có chu vi 30 cm và chiều rộng là 7cm thì chiều dài của nó bằng
\(30:2-7=8(cm)\) .
d) Một hình chữ nhật có chu vi 36 cm và chiều dài gấp đôi chiều rộng thì chiều dài bằng 12cm, chiều rộng bằng 6cm.
Bài 6. (Sách Toán Cánh diều, tập 1, trang 117)
Học sinh tự thực hành với các đồ vạt xung quanh.
Bài 7. (Sách Toán Cánh diều, tập 1, trang 118)
Hình 97:
Diện tích cần tìm bao gồm một hình vuông cạnh 13 cm, một hình chữ nhật cạnh 13 cm và 3 cm, một hình thoi có hai đường chéo 24 cm và 10 cm, một hình thang hai đáy dài 13 cm và 15 cm, chiều cao 11 cm. Diện tích hình đó là:
\(S=13.4+13.3+5.12+(13.15).11:2=305(c{{m}^{2}})\)
Hình 98:
Diện tích cần tìm bao gồm một hình chữ nhật có hai cạnh 20 cm và 45 cm, một tam giác vuông có hai cạnh góc vuông 45 cm và 18 cm, một hình bình hành có cạnh và chiều cao ứng với cạnh đó là 45 cm và 15 cm.
Diền tích hình đó là:
\(S=15.45+20.45+(18.45):2=1980(c{{m}^{2}})\) .
Bài 8. (Sách Toán Cánh diều, tập 1, trang 118)
a) Diện tích mảnh đất hình chữ nhật đó là: \(28.24=672({{m}^{2}})\)
b) Diện tích vườn hoa là: \((28-1-1).(24-1-1)=572({{m}^{2}})\)
c) Diện tích phần đường đi là: \(672-572=100({{m}^{2}})=1000000(c{{m}^{2}})\)
diện tích một viên gạch là: \(50.50=2500(c{{m}^{2}})\)
Số viên gạch cần dùng để lát đường đi là: \(1000000:2500=400\) (viên gạch)
d) Chiều dài hàng rào là: \((28-1-1).2+(24-1-1).2=96\) (m).
Bài 9. (Sách Toán Cánh diều, tập 1, trang 118)
Cạnh hình vuông là \(16:4=4(cm)\)
Diện tích hình vuông là \(4.4=16(c{{m}^{2}})\)
Diện tích một hình thang cân là \((28-16):4=3(c{{m}^{2}})\)
Ta có \({{S}_{ABGE}}=\frac{1}{2}.(AB+EG).1\)
\(\Rightarrow EG=2.{{S}_{ABGE}}-AB=2.3-4=2\) (cm).