ican
Vật lý 9
Bài 2: Điện trở của dây dẫn – Định luật ôm

ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN – ĐỊNH LUẬT ÔM

Vật Lý 9 bài Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm: Lý thuyết trọng tâm, giải bài tập sách giáo khoa Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm: giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

BÀI 2. ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN – ĐỊNH LUẬT ÔM

I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM

1. Điện trở của dây dẫn

  • Trị số \(R=\frac{U}{I}\) không đổi đối với mỗi dây dẫn được gọi là điện trở của dây dẫn đó.
  • Kí hiệu sơ đồ của điện trở trong mạch điện là
  • Đơn vị điện trở

Trong công thức \(R=\frac{U}{I}\), nếu U được tính bằng vôn, I được tính bằng ampe thì R được tính bằng ôm, kí hiệu là Ω, \(1\,\Omega =\frac{1\,V}{1\,A}\)

Người ta còn dùng các bội số của ôm như: kilô ôm (kΩ): 1 kΩ = 1000 Ω

Mêga ôm (MΩ): 1 MΩ = 1000000 Ω.

  • Ý nghĩa của điện trở: Với cùng hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn khác nhau, dây nào có điện trở lớn gấp bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua nó nhỏ đi bấy nhiêu lần. Do đó điện trở biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn

2. Định luật Ôm

  • Phát biểu định luật: Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.
  • Hệ thức của định luật: \(I=\frac{U}{R}\)

Trong đó:

U là hiệu điện thế, đơn vị đo là V

I là cường độ dòng điện, đơn vị đo là A

R là điện trở, đơn vị đo là Ω

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

Xác định các đại lượng trong hệ thức của định luật Ôm

+ Từ hệ thức của định luật: \(I=\frac{U}{R}\Rightarrow \left\{ \begin{align}   & U=I.R \\  & R=\frac{U}{I} \\ \end{align} \right.\)

+ Lưu ý:

  • Nếu các đơn vị đã cho không phải là đơn vị cơ bản, ta cần đổi đơn vị trước khi thay số.
  • Để xác định cường độ dòng điện I qua điện trở bằng ampe kế ta mắc nối tiếp ampe kế với điện trở R cần đo cường độ dòng điện.
  • Để xác định hiệu điện thế U giữa hai đầu điện trở bằng vôn kế ta mắc song song vôn kế với điện trở R cần đo.

III. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

Câu C1 (trang 7 SGK Vật Lí 9):

Tính thương số U/I đối với mỗi dây dẫn dựa vào số liệu trong bảng 1 và bảng 2 ở bài trước.

Bảng 1.Bảng 2.

Kết quả đo

Lần đo

Hiện điện thế (V)

Cường độ dòng điện (A)

Kết quả đo

Lần đo

Hiện điện thế (V)

Cường độ dòng điện (A)

1

0

0

1

2,0

0,1

2

1,5

0,3

2

2,5

0,125

3

3,0

0,6

3

4,0

0,2

4

4,5

0,9

4

5,0

0,25

5

6,0

1,2

5

6,0

0,3

 

Trả lời:

Bảng 1.

Kết quả đo

Lần đo

Hiện điện thế

(V)

Cường độ dòng điện (A)

Thương số \(\frac{U}{I}\)

1

0

0

0

2

1,5

0,3

5,0

3

3,0

0,6

5,0

4

4,5

0,9

5,0

5

6,0

1,2

5,0

 

Bảng 2.

Kết quả đo

Lần đo

Hiện điện thế

(V)

Cường độ dòng điện

(A)

Thương số \(\frac{U}{I}\)

1

2,0

0,1

20

2

2,5

0,125

20

3

4,0

0,2

20

4

5,0

0,25

20

5

6,0

0,3

20

 

Câu C2 (trang 7 SGK Vật Lí 9): Nhận xét giá trị thương số đối với mỗi dây dẫn và với hai dây dẫn khác nhau.

Trả lời:

  • Ở mỗi dây dẫn, ta nhận thấy thương số U/I gần như không thay đổi khi thay đổi hiệu điện thế đặt vào hoặc nếu có thay đổi thì thay đổi rất nhỏ do ảnh hưởng của sai số trong quá trình làm thực nghiệm và sai số từ dụng cụ đo, nếu làm thực nghiệm càng cẩn thận và dụng cụ đo có sai số càng nhỏ thì kết quả cho ta thấy rõ thương số U/I sẽ không thay đổi khi U thay đổi.
  • Ở hai dây dẫn khác nhau ta thấy thương số U/I khác nhau, như vậy thương số U/I phụ thuộc vào loại dây dẫn.

Câu C3 (trang 8 SGK Vật Lí 9):

Một bóng đèn thắp sáng có điện trở là 12 Ω và cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn là 0,5 A. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc bóng đèn khi đó.

Trả lời:

Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc bóng đèn: U = I.R = 15.0,5 = 6 V.

Câu C4 (trang 8 SGK Vật Lí 9):

Đặt cùng một hiệu điện thế vào hai đầu các dây dẫn có điện trở R1 và R2 = 3 R1. Dòng điện chạy qua dây dẫn nào có cường độ lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?

Trả lời:

Ta có: \({{I}_{1}}=\frac{{{U}_{1}}}{{{R}_{1}}}\)

Mà \( \left\{ \begin{align}   & {{R}_{2}}~=3{{R}_{1}} \\  & {{U}_{2}}={{U}_{1}} \\ \end{align} \right.\Rightarrow {{I}_{2}}=\frac{{{U}_{2}}}{{{R}_{2}}}=\frac{{{U}_{1}}}{3{{R}_{1}}}=\frac{1}{3}{{I}_{1}}\Rightarrow {{I}_{1}}=3{{I}_{2}}.\)

Vậy dòng điện chạy qua dây dẫn R1 có cường độ lớn gấp 3 lần dòng điện chạy qua dây dẫn R2  

 

Trên đây là gợi ý giải bài tập Vật Lý 9 bài Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ

 

Đánh giá (366)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy