ican
Soạn Văn 9
Xưng hô trong hội thoại

Soạn bài Xưng hô trong hội thoại

Ngữ Văn 9: Soạn bài Xưng hô trong hội thoại chi tiết nhất, do đội ngũ Giáo viên ICAN trực tiếp biên soạn, giúp học sinh học Ngữ Văn 9 tốt hơn

Ican

XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI

I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 38)

- Một số từ ngữ xưng hô trong hội thoại:

 

Số ít

Số nhiều

Ngôi thứ nhất (người nói)

tôi, tao, tớ,…

chúng tôi, chúng tao,…

Ngôi thứ hai (người nghe)

mày,…

chúng mày,…

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 38)

- Trong đoạn a: Có hai cách xưng hô của hai nhân vật ở hai vị thế khác nhau. Dế Mèn kiêu căng, ngạo mạn, ra vẻ oai vệ, cậy là kẻ mạnh nên xưng hô trịch thượng với Dế Choắt: ta – chú mày. Dế Choắt là kẻ yếu, cần nhờ vả cho nên xưng hô khiêm tốn, nhũn nhặn: em – anh.

- Trong đoạn b: Từ ngữ xưng hô: tôi – anh, xưng hô bình đẳng, không ai thấy mình thấp hơn hay cao hơn người đối thoại.

 

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

- Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.

- Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.

III. GỢI Ý LUYỆN TẬP

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 39)

- Người nước ngoài nhầm từ “chúng tôi” thành từ “chúng ta”.

- Nguyên nhân của sự nhầm lẫn: người nước ngoài chưa nắm rõ được sự đa dạng, phong phú của tiếng Việt. Nếu ngôi thứ nhất số nhiều chỉ người nói xưng hô là “chúng tôi” thì ngôi thứ nhất số nhiều “chúng ta” dùng để chỉ cả người nói và người nghe.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 40)

* Trong các văn bản khoa học, nhiều khi tác giả xưng chúng tôi chứ không phải tôi vì:

- Văn bản khoa học có tính khách quan.

- Từ xưng hô “tôi” nhấn mạnh tính chủ quan, cá nhân.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 40)

- Mẹ - con: cách xưng hô thông thường.

- Ông – ta: sự ngang hàng, bình đẳng của Thánh Gióng với sứ giả. Đây là chi tiết cho thấy Thánh Gióng là một cậu bé khác thường.

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 40)

- Vị tướng xưng hô với thầy giáo: con – thầy.

=> Thái độ kính trọng, lòng biết ơn của vị tướng với người thầy giáo cũ.

- Thầy giáo xưng hô với vị tướng: ngài.

=> Sự tôn trọng, lịch sự của thầy giáo với vị tướng.

Câu 5 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 40)

- Trước năm 1945, vua thường xưng hô với dân là trẫm và ta, gọi dân là các ngươi. Cách xưng hô của Bác Hồ là “tôi – đồng bào” cho thấy Bác rất tôn trọng nhân dân, tạo sự gần gũi, rút ngắn khoảng cách giữa vị Chủ tịch nước với nhân dân.

Câu 6 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 40)

- Ông – thằng kia, mày: xưng hô của cai lệ với anh Dậu, chị Dậu (thể hiện quyền lực, sự hách dịch của cai lệ).

- Nhà cháu – ông: xưng hô của chị Dậu với cai lệ (thể hiện vị thế thấp kém của chị Dậu với cai lệ).

- Tôi – ông: xưng hô của chị Dậu với cai lệ (thể hiện vị thế bình đẳng, ngang hàng của chị Dậu với cai lệ).

- Bà – mày: xưng hô của chị Dậu với cai lệ (thể hiện ưu thế của chị Dậu trước cai lệ).

=> Sự thay đổi trong cách xưng hô thể hiện tinh thần phản kháng mạnh mẽ, quyết liệt của chị Dậu khi bị dồn đến bước đường cùng.

 

Hy vọng Soạn bài Xưng hô trong hội thoại của ICAN soạn thảo giúp bạn học tốt Ngữ Văn 9 tốt hơn. Chúc bạn học tập vui vẻ

Đánh giá (340)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy