ican
Soạn Văn 9
Viết bài tập làm văn số 3 - Văn Tự sự (trang 191)

Soạn bài Viết bài tập làm văn số 3 siêu ngắn

Văn 9 Soạn bài Viết bài tập làm văn số 3 siêu ngắn: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Viết bài tập làm văn số 3 siêu ngắn giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 – VĂN TỰ SỰ

Đề 1: Hãy kể về một lần em trót xem nhật kí của bạn.

Văn mẫu đề 1

a. Mở bài

- Trong cuộc đời, con người không thể tránh khỏi sai lầm.

- Với em, đó là lần xem trộm nhật kí của người bạn thân.

b. Thân bài

- Kể lại tình huống:

+ Có thể là đến nhà bạn học nhóm.

+ Có thể là đến nhà bạn chơi, khi bạn đi lấy nước, em đến bên bàn học. Bỗng nhìn thấy một quyển sổ rất đẹp được cất trong tủ, em tò mò, muốn biết cuốn sổ ấy như thế nào. Khi cầm cuốn sổ, em thấy bên ngoài ghi “Nhật kí”.

- Kể lại cuộc đấu tranh nội tâm: Em băn khoăn, không biết là có nên xem hay không. Song, vì sự tò mò mà em quyết định mở cuốn sổ. Em muốn biết bạn mình nghĩ gì, có điều gì giấu mình hay không.

- Kể lại một số nội dung được ghi trong nhật kí: Trong nhật kí, bạn chủ yếu viết về những kỉ niệm đẹp với thầy cô, bạn bè; phần cuối, bạn viết suy nghĩ về từng người bạn và thầy cô giáo giảng dạy. Trong đó, có những trang giấy viết về em.

- Kể lại tâm trạng khi đọc được những trang viết đó: Em vô cùng tức giận khi bạn nghĩ em là người ích kỉ, thiếu tôn trọng bạn… Em tức giận, đi thẳng một mạch về nhà mặc cho bạn nài nỉ, rủ em ở lại nhà chơi, trò chuyện.

- Về đến nhà: Em nằm xuống giường; bỗng em lo lắng, không biết mình đã để cuốn nhật kí ấy vào đúng vị trí chưa, không biết mình có làm gì khiến bạn biết mình đã đọc được hay không?... Bao câu hỏi cứ hiện lên trong tâm trí em…

- Em quyết định xin lỗi bạn và nhận được sự tha thứ của bạn.

c. Kết bài

- Tình cảm của em và bạn mình sau sự việc đó.

- Bài học rút ra cho bản thân.

Đề 2: Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.

a. Mở bài

- Tạo tình huống để kể lại câu chuyện:

+ Nhân ngày 27/7 hoặc 22/12, nhà trường mời các cựu chiến binh đến nói chuyện với học sinh.

+ Có thể là tình cờ gặp người lính lái xe năm xưa khi đi xe buýt…

b. Thân bài

- Kể lại cuộc trò chuyện với người lính lái xe Trường Sơn:

+ Bác chiến sĩ ấy ăn mặc như thế nào, phong thái ra sao?

+ Khi nói chuyện, bác chiến sĩ đã chia sẻ những gì? (Cuộc sống chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn, những kỉ niệm đẹp trong suốt những năm tháng chống Mĩ bên anh em, đồng chí…)

+ Em có thể hỏi bác chiến sĩ những câu hỏi như: Vì sao những chiếc xe lại không có kính, không có đèn? Ngồi trên những chiếc xe không kính như vậy, các chú/ bác có gặp khó khăn, trở ngại gì?

- Tâm trạng, suy nghĩ của em sau mỗi câu chuyện/ lời chia sẻ của bác chiến sĩ lái xe Trường Sơn năm xưa.

c. Kết bài

- Bày tỏ sự cảm phục, ngưỡng mộ người lính lái xe Trường Sơn nói riêng và thế hệ cha anh nói chung.

- Liên hệ với bản thân: cố gắng học tập, tu dưỡng đạo đức để xứng đáng với thế hệ cha anh.

Đề 3: Nhân ngày 20 – 11, kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy, cô giáo cũ.

Văn mẫu đề 3

a. Mở bài

- Tạo tình huống dẫn dắt vào câu chuyện: Nhân ngày 20/11, bồi hồi, xúc động nhớ về kỉ niệm với cô giáo cũ của tôi.

b. Thân bài

- Giới thiệu kỉ niệm: Kỉ niệm buồn hay vui, diễn ra vào thời điểm nào, ở đâu?

- Kể lại hoàn cảnh, tình huống diễn ra câu chuyện:

+ Kỉ niệm liên quan tới thầy cô giáo nào? Thầy cô giáo ấy là người như thế nào?

- Kể diễn biến câu chuyện:

+ Mở đầu câu chuyện như thế nào? (Tôi bị bạn bè cười đùa vì ăn mặc luộm thuộm).

+ Diễn biến câu chuyện ra sao? (Khi tôi vào lớp, cô giáo yêu cầu tôi đứng bên ngoài; tưởng mình làm gì sai, tôi cố xin cô vào lớp mà không được. Tôi lo lắng, sợ hãi, tự trách bản thân. à Hết tiết học, tôi được vào lớp, các bạn xung quanh không ai nói với tôi câu nào. Mãi về sau, khi kết thúc năm học, người bạn thân nhất của tôi mới kể lại câu chuyện, vì cô dặn cả lớp, không ai được nói với tôi, sợ tôi bị tổn thương).

+ Suy nghĩ của bản thân về hành động của cô giáo.

c. Kết bài

- Khẳng định câu chuyện là một kỉ niệm đẹp trong đời học sinh.

- Bày tỏ sự biết ơn đối với cô giáo.

Đề 4: Kể về một cuộc gặp gỡ với các anh bộ đội nhân Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22 – 12). Trong buổi gặp đó, em được thay mặt các bạn phát biểu những suy nghĩ của thế hệ mình về thế hệ cha anh đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc.

a. Mở bài: Tạo tình huống dẫn dắt vào câu chuyện: Nhân ngày 22/12, nhà trường tổ chức hoạt động ngoại khóa, có mời các chiến sĩ cụ Hồ năm xưa đến tham dự.

b. Thân bài

- Kể diễn biến của cuộc giao lưu, gặp gỡ:

+ Ấn tượng ban đầu của em về những chiến sĩ cụ Hồ năm xưa? (Bộ quân phục, dáng điệu, tiếng nói, tiếng cười, tác phong…)

+ Diễn biến cuộc gặp (tiếp đón à tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu à đại diện một chú chiến sĩ cụ Hồ phát biểu ý kiến…).

+ Em thay mặt các bạn phát biểu những suy nghĩ về thế hệ cha anh:

  • Suy nghĩ của em về thế hệ cha anh: thế hệ anh dũng, những người anh hùng của đất nước, quê hương…
  • Lời nguyện hứa tiếp bước thế hệ cha anh để bảo vệ và gìn giữ đất nước.
  • Phát biểu cảm xúc: cảm động, tự hào, biết ơn…

- Kết thúc: Cả trường chụp ảnh với các chiến sĩ cụ Hồ, ai nấy đều hào hứng, tự hào.

c. Kết bài

- Cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về cuộc gặp gỡ đầy ý nghĩa đó.

 

Gợi ý Văn 9 Soạn bài Viết bài tập làm văn số 3 siêu ngắn do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc bác bạn học tập vui vẻ

Đánh giá (384)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy