“TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU
I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 80)
* Những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du đã có ảnh hưởng đến sáng tác “Truyện Kiều”:
- Gia đình: có truyền thống văn học đã góp phần làm nên thiên tài văn học Nguyễn Du và giá trị nghệ thuật của “Truyện Kiều”.
- Thời đại lịch sử đầy biến động cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX là bức tranh xã hội sinh động được “khúc xạ” vào “Truyện Kiều” để làm nên giá trị hiện thực của tác phẩm.
- Cuộc đời phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc, ở ẩn tại quê nhà đã tạo cho Nguyễn Du một vốn sống phong phú và niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Đó là những ngọn nguồn rất quan trọng để làm nên giá trị nhân đạo của “Truyện Kiều”.
Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 80)
* Kể tóm tắt “Truyện Kiều”:
- Phần 1: Gặp gỡ và đính ước:
+ Giới thiệu Thuý Kiều, Thuý Vân, Vương Quan, Kim Trọng
+ Trong cuộc đi chơi xuân gặp Kim Trọng, hai người đính ước thề nguyền.
- Phần 2 : Gia biến và lưu lạc:
+ Gia đình mắc oan, Kiều bán mình chuộc cha và em rồi bị rơi vào lầu xanh lần 1.
+ Được Thúc sinh cứu, nàng làm vợ lẽ của Thúc Sinh nhưng bị Hoạn Thư hành hạ, phải tu ở Quan Âm các rồi rơi vào lầu xanh lần thứ 2. Lần này, nàng được Từ Hải cứu rồi báo ân báo oán.
+ Kiều mắc lừa Hồ Tôn Hiến dẫn đến việc Từ Hải chết, Kiều nhảy xuống sông Tiền đường tự vẫn nhưng được cứu vớt.
- Phần 3: Đoàn tụ : Kim Trọng cất công đi tìm Thuý Kiều để nối lại duyên xưa.Nhờ gặp được sư Giác Duyên, Kim, Kiều tìm được nhau, gia đình đoàn tụ.
II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Nguyễn Du là thiên tài văn học, danh nhân văn hóa, nhà nhân đạo chủ nghĩa, có đóng góp to lớn đối với sự phát triển của văn học Việt Nam.
- Truyện Kiều là kiệt tác văn học, kết tinh giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của văn học dân tộc.
Hy vọng Soạn bài Truyện Kiều của ICAN soạn thảo giúp bạn học tốt Ngữ Văn 9 tốt hơn. Chúc bạn học tập vui vẻ