ican
Soạn Văn 9
Tổng kết về ngữu pháp

Soạn bài Tổng kết về ngữ pháp

Văn 9 Soạn bài Tổng kết về ngữ pháp: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Tổng kết về ngữ pháp giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP

A. TỪ LOẠI

I. DANH TỪ, ĐỘNG TỪ, TÍNH TỪ

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 130)

Câu

Danh từ

Động từ

Tính từ

a.

lần

đọc

hay

b.

 

nghĩ ngợi

 

c.

lăng, làng

phục dịch,

 

d.

 

 

đột ngột

e.

 

 

phải, sung sướng

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 130)

- Nhóm a) những, các, một có thể kết hợp với các từ sau: lần, cái (lăng), làng, ông (giáo).

=> Các từ: lần, cái (lăng), làng, ông (giáo) là danh từ.

- Nhóm b) hãy, đã, vừa có thể kết hợp với các từ sau: đọc, nghĩ ngợi, phục dịch, đập.

=> Các từ: đọc, nghĩ ngợi, phục dịch, đập là động từ.

- Nhóm c) rất, hơi, quá có thể kết hợp với các từ sau: hay, đột ngột, phải, sung sướng.

=> Các từ: hay, đột ngột, phải, sung sướng là tính từ.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 131)

- Danh từ có thể đứng sau lượng từ và số từ (những, các, một).

- Động từ có thể đứng sau phó từ (đã, đang, sẽ).

- Tính từ có thể đứng sau phó từ (rất, hơi, quá).

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 131)

Ý nghĩa khái quát của từ loại

Khả năng kết hợp

Kết hợp về phía trước

Từ loại

Kết hợp về phía sau

Chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm)

những, các, một…

Danh từ

ấy, nọ, kia…

Chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật

hãy, đã, vừa,…

Động từ

xong, rồi…

Chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái

rất, hơi, quá…

Tính từ

quá, lắm…

Câu 5 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 131)

a. “Tròn” là tính từ, trong trường hợp này, “tròn” được dùng như động từ.

b. “Lí tưởng” là danh từ, trong trường hợp này, “lí tưởng” được dùng như tính từ.

c. “Băn khoăn” là tính từ, trong trường hợp này, “băn khoăn” được dùng như danh từ.

II. CÁC LOẠI TỪ KHÁC

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 132)

Câu

Số từ

Đại từ

Lượng từ

Chỉ từ

Phó từ

Quan hệ từ

Trợ từ

Tình thái từ

Thán từ

a.ba    chỉ, cả  
b. tôi, bao nhiêu, bao giờ ấy của, nhưng, như   
c. bấy giờnhững đã, mới ngay  
d.năm     chỉ trời ơi
e.   đâu     
g.       hả 
h.    đang    

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 132)

- Những từ chuyên dùng ở cuối câu để tạo câu nghi vấn: à, ư, hử, hở, hả,… Chúng thuộc loại tình thái từ.

B. CỤM TỪ

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 133)

a.

Phần phụ trước

Phần trung tâm

Phần phụ sau

t2

t1

T1

T2

s1

s2

tất cả

những

 

ảnh hưởng

quốc tế

đó

 

một

 

nhân cách

rất Việt Nam

 

 

một

 

lối sống

Rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại

 

- Các trung tâm của cụm danh từ được in đậm: ảnh hưởng, nhân cách, lối sống. Dấu hiệu để cho biết đó là cụm danh từ: phía trước danh từ có lượng từ (tất cả, những) hoặc số từ (một); phía sau danh từ có chỉ từ (đó).

b.

Phần phụ trước

Phần trung tâm

Phần phụ sau

t2

t1

T1

T2

s1

s2

 

những

 

ngày

 

khởi nghĩa

- Trung tâm của cụm danh từ: ngày. Dấu hiệu nhận biết đó là cụm danh từ: phía trước danh từ có lượng từ (những).

c.

Phần phụ trước

Phần trung tâm

Phần phụ sau

t2

t1

T1

T2

s1

s2

 

 

 

tiếng cười nói

xôn xao

của đám người mới đi tản cư lên ấy

- Trung tâm của cụm danh từ: tiếng cười nói. Dấu hiệu nhận biết đó là cụm danh từ: có thể thêm lượng từ “những” vào phía trước.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 133)

a.

- Cụm động từ: “đã đến gần anh”:

+ Phần trung tâm: động từ đến.

+ Dấu hiệu cho biết đó là cụm động từ: trước động từ có phó từ (đã).

- Cụm động từ “sẽ chạy xô vào lòng anh”:

+ Phần trung tâm: động từ chạy.

+ Dấu hiệu cho biết đó là cụm động từ: trước động từ có phó từ (sẽ).

- Cụm động từ “sẽ ôm chặt lấy cổ anh”:

+ Phần trung tâm: động từ ôm.

+ Dấu hiệu cho biết đó là cụm động từ: trước động từ có phó từ (sẽ).

b.

- Cụm động từ “vừa lên cải chính”:

+ Phần trung tâm: động từ lê.

+ Dấu hiệu cho biết đó là cụm động từ: trước động từ có phó từ (vừa).

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 133)

a.

- Cụm tính từ “rất Việt Nam”:

+ Phần trung tâm: Việt Nam.

+ Yếu tố phụ đi kèm: phó từ “rất”.

- Cụm tính từ “rất bình dị”:

+ Phần trung tâm: bình dị.

+ Yếu tố phụ đi kèm: phó từ “rất”.

- Cụm tính từ “rất phương Đông”:

+ Phần trung tâm: phương Đông.

+ Yếu tố phụ đi kèm: phó từ “rất”.

Cụm tính từ “rất mới”:

+ Phần trung tâm: mới.

+ Yếu tố phụ đi kèm: phó từ “rất”.

- Cụm tính từ “rất hiện đại”:

+ Phần trung tâm: hiện đại.

+ Yếu tố phụ đi kèm: phó từ “rất”.

b.

- Cụm tính từ “sẽ không êm ả”:

+ Phần trung tâm: êm ả.

+ Yếu tố phụ đi kèm: phó từ “sẽ” và “không”.

c.

- Cụm tính từ “phức tạp hơn:

+ Phần trung tâm: phức tạp.

+ Yếu tố phụ đi kèm: tính từ “hơn”.

- Cụm tính từ “cũng phong phú”:

+ Phần trung tâm: phong phú.

+ Yếu tố phụ đi kèm: phó từ “cũng”.

- Cụm tính từ “sâu sắc hơn”:

+ Phần trung tâm: sâu sắc.

+ Yếu tố phụ đi kèm: tính từ “hơn”.

Gợi ý Văn 9 Soạn bài Tổng kết về ngữ pháp do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ

Đánh giá (375)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy