TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI
* NHẬN DIỆN THỂ THƠ TÁM CHỮ
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 148)
Đọc.
Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 149)
a. Số chữ trong mỗi dòng thơ: 8 chữ.
b.
- Đoạn 1: Gieo vần chân, vần liền: tan – ngàn; mới – gội; bừng – rừng; gắt – mật.
- Đoạn 2: Gieo vần chân, vần liền: về - nghe; học – nhọc; bà – xa.
- Đoạn 3: Gieo vần chân, vần gián cách: ngát – hát; non – son; đứng – dựng; tiên – nhiên.
c.
- Đoạn 1: Cách ngắt nhịp khá linh hoạt: 2/3/3, 3/2/3, 3/5, 4/4,…
- Đoạn 2: 3/5, 4/4.
- Đoạn 3: 3/5.
II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Thơ tám chữ là thể thơ mỗi dòng tám chữ, có cách ngắt nhịp rất đa dạng. Bài thơ theo thể thơ tám chữ có thể gồm nhiều đoạn dài (số câu không hạn định), có thể chia thành các khổ (thường mỗi khổ bốn dòng) và có nhiều cách gieo vần nhưng phổ biến nhất là vần chân (được gieo liên tiếp hoặc gián cách).
III. GỢI Ý LUYỆN TẬP
* LUYỆN TẬP NHẬN DIỆN THỂ THƠ TÁM CHỮ
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 150)
Hãy cắt đứt những dây đàn ca hát
Những sắc tàn vị nhạt của ngày qua
Nâng đón lấy màu xanh hương bát ngát
Của ngày mai muôn thuở với muôn hoa.
Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 150)
- Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
- Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
- Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời
Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 151)
Đoạn thơ này, Huy Cận gieo vần theo cách liên tiếp: bằng – bằng; trắc – trắc,… Vì vậy, chữ cuối trong câu thứ ba không thể là rã mà phải là vần ương và thanh bằng. Câu thơ đúng của Huy Cận là: “Những chàng trai mười lăm tuổi vào trường”.
Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 151)
Mùa xuân đến, trăm hoa bừng khoe sắc
Én rập rờn, bao kín cả trời xuân
Tiếng nói đâu đây: Chúc mừng năm mới
Hạnh phúc đong đầy, ấm áp tình thân.
* THỰC HÀNH LÀM THƠ TÁM CHỮ
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 151)
Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng
Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua.
Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 151)
Con đường nhỏ tiếng nói cười rộn rã
Sân trường đông những ánh mắt yêu thương.
Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 151)
Học sinh theo sự phân công của thầy cô, của nhóm, của tổ đọc bài thơ đã sáng tác ở trên.
- Bài thơ đúng theo thể thơ tám chữ.
- Vần của bài thơ: xuân – thân à vần chân, vần gián cách.
- Bài thơ viết về mùa xuân với những tín hiệu quen thuộc: trăm hoa bừng khoe sắc, én rập rờn,…