ican
Soạn Văn 9
Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

Soạn bài Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

Ngữ Văn 9: Soạn bài Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh chi tiết nhất, do đội ngũ Giáo viên ICAN trực tiếp biên soạn, giúp học sinh học Ngữ Văn 9 tốt hơn

Ican

SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH

I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 12)

- Mục đích: cung cấp tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất,… của các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên và xã hội.

- Tính chất: xác thực, khoa học, rõ ràng và hấp dẫn.

- Các phương pháp thuyết minh thường dùng:

+ Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích

+ Phương pháp dùng số liệu

+ Phương pháp liệt kê

+Phương pháp nêu ví dụ

+ Phương pháp so sánh

+ Phương pháp phân loại, phân tích

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 12)

- Văn bản “Hạ Long – Đá và Nước” thuyết minh về vẻ đẹp vô tận do Đá và Nước tạo nên ở Hạ Long.

- Văn bản cung cấp được những tri thức khách quan về sự vật, hiện tượng- đó là sự di chuyển của nước và cái thế giới các đảo đá trên vịnh Hạ Long.

- Phương pháp thuyết minh chủ yếu: phương pháp liệt kê kết hợp với phương pháp giải thích để thuyết minh rõ nước đã di chuyển như thế nào và nhờ có nước di chuyển mà đã đã hiện lên lung linh, sống động, hóa thân không ngừng…

- Ngoài ra, tác giả còn sử dụng một số biện pháp nghệ thuật:

+ Với nước, tác giả sử dụng biện pháp tưởng tượng và liên tưởng: tưởng tượng những cuộc dạo chơi, những khả năng có thể dạo chơi trên nước bằng thuyền lá tre, thuyền buồm, thuyền máy,…

+ Với đá, tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa: “Chính Nước làm cho Đá sống dậy, làm cho Đá vốn bất động và vô tri bỗng nhiên trở nên linh hoạt, có thể động đến vô tận, và có tri giác, có tâm hồn”…

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

- Muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn, người ta vận dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật như kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hóa hoặc các hình thức vè, diễn ca,…

- Các biện pháp nghệ thuật cần được sử dụng thích hợp, góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.

III. GỢI Ý LUYỆN TẬP

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 14)

a.

- Văn bản thuyết minh về ruồi và tác hại của nó trong đời sống con người.

- Một số phương pháp thuyết minh được sử dụng:

+ Phương pháp nêu định nghĩa: “thuộc họ côn trùng hai cánh, mắt lưới”.

+ Phương pháp phân loại: “Họ hàng con rất đông, gồm Ruồi trâu, Ruồi vàng, Ruồi giấm,…”

+ Phương pháp số liệu: “Bên ngoài ruồi mang 6 triệu vi khuẩn, trong ruột chứa đến 28 triệu vi khuẩn”.

+ Phương pháp liệt kê: “Chúng gieo rắc bệnh tả, kiết lị, thương hàn, viêm gan B”.

b. Nét đặc biệt: tác giả hư cấu thành một “phiên tòa xử tội” lí thú; trong đó ruồi xanh và nhện,… được nhân hóa đều có một vị trí xã hội như thế giới con người.

c. Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật: gây hứng thú cho các bạn đọc nhỏ tuổi, vừa là truyện vui vừa cung cấp thêm tri thức cho các em.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 15)

- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng: lấy sự ngộ nhận hồi nhỏ làm đầu mối câu chuyện:

+ Hồi nhỏ: chim cú kêu là có ma tới.

+ Lớn lên: chim cú là người bạn của nhà nông.

 

Hy vọng Soạn bài Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh của ICAN soạn thảo giúp bạn học tốt Ngữ Văn 9 tốt hơn. Chúc bạn học tập vui vẻ

Đánh giá (454)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy