NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI
Câu a (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 35)
- Vấn đề nghị luận: Vai trò, ý nghĩa của tri thức và người trí thức trong cuộc sống.
Câu b (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 36)
- Văn bản có thể chia làm 3 phần:
+ Mở bài (Đoạn 1): Giới thiệu vấn đề, nêu rõ quan điểm của tác giả về vấn đề nghị luận: Tri thức là sức mạnh.
+ Thân bài (Đoạn 2 + Đoạn 3): Chứng minh và khẳng định sức mạnh của tri thức:
- Tri thức giúp ta làm được những điều mà người khác không làm được trong lao động, sản xuất.
- Tri thức là sức mạnh của cách mạng.
+ Kết bài (Đoạn 4): Phê phán một số người không biết quý trọng tri thức; từ đó khẳng định vai trò của tri thức và những nhà trí thức trong cuộc sống.
=> Các phần trong văn bản có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Câu c (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 36)
- Các câu mang luận điểm chính trong bài:
+ Đoạn 1: “Nhà khoa học người Anh Phơ-răng-xít Bê-cơn (thế kỉ XVI – XVII) đã nói một câu nổi tiếng: “Tri thức là sức mạnh”. Sau này Lê-nin, một người thầy của cách mạng vô sản thế giới, lại nói cụ thể hơn: “Ai có tri thức thì người ấy có được sức mạnh”. Đó là một tư tưởng rất sâu sắc. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu được tư tưởng ấy.”
+ Đoạn 2:
- “Tri thức đúng là sức mạnh.”
- “Rõ ràng, người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi. Thử hỏi, nếu không biết cách chữa thì cỗ máy kia có thể thoát khỏi số phận trở thành đống phế liệu được không!?”
+ Đoạn 3: “Tri thức cũng là sức mạnh của cách mạng”.
+ Đoạn 4: Tri thức có sức mạnh to lớn như thế nhưng đáng tiếc là còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức.
=> Các luận điểm được diễn đạt rõ ràng, dứt khoát ý kiến của người viết.
Câu d (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 36)
- Phép lập luận chính trong văn bản: phép lập luận chứng minh.
- Cách lập luận thuyết phục người đọc vì các dẫn chứng đưa ra rất tiêu biểu, chọn lọc, rất chính xác.
Câu e (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 36)
* So sánh bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lý và bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống:
| Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý | Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống |
Giống nhau | - Bố cục 3 phần. - Cho phép vận dụng kết hợp nhiều phương pháp lập luận khác nhau (giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích,…). | |
Khác nhau (Vấn đề cần nghị luận) | - Một tư tưởng, đạo lý.
| - Một sự việc, một hiện tượng xảy ra trong cuộc sống hằng ngày. |
II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống… của con người.
- Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận này là phải làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích,... để chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết.
- Về hình thức, bài viết phải có bố cục ba phần; có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ; lời văn chính xác, sinh động.
III. GỢI Ý LUYỆN TẬP
Câu a (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 37)
- Văn bản trên thuộc loại nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
Câu b (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 37)
- Vấn đề cần nghị luận: Vai trò quan trọng của thời gian.
- Luận điểm chính trong văn bản:
+ Thời gian là sự sống.
+ Thời gian là thắng lợi.
+ Thời gian là tiền.
+ Thời gian là tri thức.
Câu c (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 37)
- Phép lập luận chủ yếu trong bài: phép phân tích, chứng minh.
- Cách lập luận thuyết phục người đọc nhờ bố cục chặt chẽ, luận điểm đúng đắn, lời văn giản dị, dễ hiểu.
Gợi ý Văn 9 Soạn bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ