ican
Soạn Văn 9
Mây và sóng

Soạn bài Mây và sóng

Văn 9 Soạn bài Mây và sóng: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Mây và sóng giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

MÂY VÀ SÓNG

- Ta - go -

I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 – trang 88)

a. Điểm giống nhau và khác nhau giữa hai phần của bài thơ:

- Điểm giống nhau:

+ Số dòng thơ.

+ Cách tổ chức khổ thơ đều bắt đầu từ lời mời gọi của thiên nhiên à lời từ chối của em bé à trò chơi của em bé.

+ Lặp lại về từ ngữ.

+ Xây dựng hình ảnh thiên nhiên sống động.

- Điểm khác nhau:

+ Phần 1 là lời mời gọi của những người trên mây, phần 2 là lời mời gọi của những người trong sóng.

+ Phần 1 gắn với không gian trên trời, phần 2 gắn với không gian dưới biển.

+ Phần 1 gắn với trò chơi “Con là mây và mẹ sẽ là trăng”, phần 2 gắn với trò chơi “Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ”.

- Tác dụng:

+ Làm cho bài thơ hấp dẫn, sinh động.

+ Tạo sự trùng điệp.

+ Làm cho văn bản có sự thống nhất về chủ đề, thể hiện tình yêu thương mẹ sâu sắc, mãnh liệt.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 – trang 88)

- Dòng thơ “Con hỏi: …” ở mỗi phần đều xuất hiện sau lời mời gọi của những người sống trên mây và trong sóng.

- Cách sắp xếp ấy cho thấy sự am hiểu tâm lí trẻ thơ của Ta-go: trẻ con luôn tò mò, thích thú với những trò chơi. Lời hỏi thể hiện thế giới tâm hồn hồn nhiên, trong sáng của đứa bé trước thiên nhiên rực rỡ, bí ẩn với bao điều kì diệu.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 – trang 88)

- Giống nhau: Đó đều là những cuộc vui chơi thú vị, hấp dẫn trẻ thơ.

- Khác nhau:

+ Trò chơi do em bé nghĩ ra không chỉ có mây, có sóng mà luôn có sự đồng hành của người mẹ. Em bé tự biến thành mây, còn mẹ sẽ là trăng chung sống dưới một mái nhà tràn đầy hạnh phúc. Em bé tự biến mình thành sóng, “lăn, lăn, lăn mãi rồi cười tan vào lòng mẹ” trong niềm hạnh phúc vô biên: “Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào”.

=> Sự giống nhau và khác nhau giữa các cuộc chơi đó khẳng định sự kì diệu, lớn lao, bất diệt của tình mẫu tử.

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 – trang 88)

- Thành công về mặt nghệ thuật trong việc xây dựng các hình ảnh thiên nhiên:

+ Hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ rất phong phú và đa dạng: mây, sóng, trăng, bầu trời xanh thẳm, biển cả mênh mông, bình minh vàng, vầng trăng bạc, bến bờ kì lạ…

=> Thiên nhiên đẹp, đầy sức sống.

+ Thiên nhiên mang tính ẩn dụ:

  • Mây và sóng là biểu tượng về con.
  • Trăng và bến bờ là biểu tượng cho người mẹ.

Câu 5 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 – trang 88)

- Ý nghĩa của câu thơ “Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ”: Trò chơi do em bé nghĩ ra thật thú vị. Trong trò chơi ấy, em luôn có sự đồng hành, chở che của mẹ. Hai mẹ con gần gũi, gắn bó với nhau, hòa hợp là một, không thể tách rời, chia cắt.

Câu 6 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 – trang 88)

- Ngoài ý nghĩa ngợi ca tình mẹ con, bài thơ còn gợi cho chúng ta suy nghĩ mang tính triết lí: Cuộc đời có nhiều cám dỗ, muốn khước từ chúng phải có những điểm tựa vững vàng, một trong những điểm tựa ấy chính là tình mẫu tử; hạnh phúc không ở đâu xa, hạnh phúc ở ngay giữa cuộc đời, do mỗi con người tạo nên.

 

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Giá trị nội dung

Bài thơ ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

2. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng hình thức đối thoại lồng trong lời kể của em bé.

- Những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng.

 

Gợi ý Văn 9 Soạn bài Mây và sóng do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ

Đánh giá (337)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy