LUYỆN NÓI: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
Đề bài: Bếp lửa sưởi ấm một đời – Bàn về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.
1. Mở bài
- Giới thiệu đôi nét về nhà thơ Bằng Việt và bài thơ “Bếp lửa”.
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Bếp lửa sưởi ấm một đời.
2. Thân bài
- Bếp lửa là hình ảnh trung tâm, xuất hiện 10 lần trong bài thơ, tượng trưng cho bà, cho vẻ đẹp của bà cũng như tình cảm của hai bà chàu.
- Bếp lửa hiện lên nồng nàn và dạt dào cảm xúc:
+ Người cháu đang học ngành Luật ở Liên Xô, phải rời xa quê hương, rời xa người bà kính mến.
+ Nhắc tới bếp lửa là nhắc tới người bà. Bếp lửa là hiện thân của tình bà nồng ấm, gợi về cuộc đời vất vả, nhọc nhằn của bà.
- Bếp lửa gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ trong cháu: kỉ niệm về cuộc sống thiếu thốn, gian khổ gắn liền với nạn đói Ất Dậu năm 1945; kỉ niệm trong suốt 8 năm được bà dạy dỗ, bảo ban khi cha mẹ đi công tác; kỉ niệm về năm giặc đốt làng. Từ quá khứ, nhà thơ trở về hiện tại trong nỗi niềm xúc động: “Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”, trong sự suy ngẫm sâu sắc về bà và bếp lửa: “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa … Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”.
- Bếp lửa sưởi ấm cuộc đời cháu:
+ Bếp lửa nhóm lên tình yêu thương, sự sống, niềm tin và hi vọng trong cháu.
+ Bếp lửa thắp sáng sưởi ấm tâm hồn cháu.
3. Kết bài
- Lời thơ, hình ảnh thơ mộc mạc, giản dị.
- Khẳng định tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, cao quý.
Gợi ý Văn 9 Soạn bài Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ