ican
Soạn Văn 9
Lặng lẽ Sa Pa

Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa

Văn 9 Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

LẶNG LẼ SA PA

- Nguyễn Thành Long -

I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 189)

- Cốt truyện và tình huống cơ bản của truyện: Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa những vị hành khách trên một chuyến xe: ông họa sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn.

- Theo tác giả, “một bức chân dung” trong tác phẩm này chính là nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu.

- Nhân vật này hiện lên qua cái nhìn của bác lái xe, ông họa sĩ và cô kĩ sư.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 189)

* Phân tích nhân vật anh thanh niên:

a. Hoàn cảnh sống và làm việc

- Hoàn cảnh sống và làm việc: Một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo.

- Công việc: Làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu (nhiệm vụ: đo gió, mưa, nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất ... để dự báo thời tiết).

=> Hoàn cảnh sống vô cùng khắc nghiệt, công việc vô cùng gian khó bởi nó đòi hỏi sự chính xác, tỉ mỉ, tinh thần trách nhiệm cao.

b. Vẻ đẹp của anh thanh niên

- Lòng yêu nghề và tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc:

+ Ý thức về công việc: “mình sinh ra là gì… mình vì ai mà làm việc”.

+ Làm việc 1 mình trên đỉnh núi cao lạnh cóng với mưa tuyết, gió rét nhưng chưa bao giờ bỏ “ốp”.

+ Coi công việc là niềm vui, lẽ sống, là bạn: “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi… chứ cất nó đi cháu buồn chết mất”.

- Biết tạo ra một cuộc sống nề nếp, văn minh và thơ mộng:

+ Chủ động sắp xếp cho mình một cuộc sống ngăn nắp: “một căn nhà ba gian sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, …máy bộ đàm”.

+ Ngoài công việc anh còn trồng hoa, nuôi gà, đọc sách.

- Cởi mở, chân thành và luôn quan tâm đến người khác:

+ Anh rất quý trọng mọi người, mừng rỡ khi có khách đến thăm nhà.

+ Anh tặng cho cô kĩ sư bó hoa, biếu vợ bác lái xe củ tam thất để bồi dưỡng sau khi ốm, tặng hành khách làn trứng ăn đường.

- Con người khiêm tốn, thành thực:

+ Anh cảm thấy công việc mình làm thật là nhỏ bé.

+ Anh đã từ chối khi ông họa sĩ có ý định vẽ chân dung mình và giới thiệu cho ông người mà anh cho là đáng vẽ hơn mình.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 189)

- Nhân vật ông hoạ sĩ là người nghệ sĩ có sự nhạy cảm với cái đẹp. Con người ấy đã cống hiến toàn bộ tài năng, tuổi trẻ của mình cho sự nghiệp sáng tác nghệ thuật. Ông vốn nghĩ mình đã có thể nghỉ ngơi. Ấy vậy nhưng sau cuộc gặp gỡ với anh thanh niên, ông nhận ra mình còn phảit tiếp tục lao động sáng tạo, cống hiến cho cuộc đời.

- Nhân vật ông hoạ sĩ có vai trò quan trọng trong tác phẩm:

+ Trực tiếp thể hiện chủ đề, tư tưởng tác phẩm: ca ngợi những người lao động hăng say cống hiến cho đời.

+ Tạo một góc nhìn nhận, đánh giá nhân vật trung tâm: nhân vật anh thanh niên.

+ Miêu tả bức tranh thiên nhiên với bố cục, màu sắc, ánh sáng, đường nét qua con mắt nhìn của một hoạ sĩ.

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 189)

- Chất thơ của tác phẩm được toả ra từ:

+ Vẻ đẹp của các nhân vật (vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm, lối sống).

+ Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng: “Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe”.

+ Giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế, trong sáng.

+ Những cảm xúc vừa nồng nhiệt, chân thành vừa tinh tế của các nhân vật.

- Tác dụng: Tô đậm vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Sa Pa; tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn cho thiên truyện.

Câu 5 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 189)

- Chủ đề của truyện: Khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Giá trị nội dung

Truyện ngắn khắc họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.

2. Giá trị nghệ thuật

Truyện đã xây dựng được một tình huống hợp lí, cách kể chuyện tự nhiên, có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận.

III. GỢI Ý LUYỆN TẬP

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 190)

* Mở bài:

- Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm.

- Giới thiệu nhân vật cần nêu cảm nhận: Nhân vật ông họa sĩ.

* Thân đoạn:

- Không phải nhân vật chính nhưng có vị trí quan trọng trong câu truyện, ng kể đã nhập vào cái nhìn và suy nghĩ của ông họa sĩ để trần thuật truyện từ việc miêu tả cảnh thiên nhiên và nhân vật chính trong tác phẩm.

- Có tâm hồn nhạy cảm, có sự từng trải.

- Ông xúc động mạnh khi nhìn thấy anh thanh niên.

- Ông ngạc nhiên khi thấy anh hái hoa.

- Bị cuốn hút trước sự cởi mở và chân thành của anh thanh niên.

- Ông bối rối nghe anh kể về công việc của mình.

- Ông xúc động vì bắt gặp điều mình hằng ao ước.

- Ông khao khát được vẽ anh thanh niên.

- Chỉ mấy nét vẽ, người họa sĩ đã ghi xong lần đầu khuôn mặt của người thanh niên, ông nghĩ: “Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá”.

=> Làm cho bức chân dung anh thanh niên thêm sáng đẹp và tạo nên chiều sâu tư tưởng.

3. Kết bài: Khẳng định vai trò của ông họa sĩ trong thiên truyện.

 

Gợi ý Văn 9 Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc bác bạn học tập vui vẻ

 

Đánh giá (449)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy