ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 176)
Học sinh đọc ngữ liệu trong sách giáo khoa.
Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 174)
a. Trong ba câu đầu đoạn trích có hai người tản cư đang nói chuyện với nhau. Dấu hiệu cho thấy đó là một cuộc trò chuyện:
- Có hai lượt lời.
- Lời người trao và người đáp đều gạch đầu dòng.
b.
- Câu Hà, nắng gớm, về nào... của ông Hai không phải là đối thoại, vì đây là lời nói bâng quơ với chính mình - đánh trống lảng, rút lui (không hướng tới ai).
- Câu độc thoại:
+ “Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! ... mỗi đứa một nhát!”.
+ “Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này”.
c.
- Đây là những câu ông Hai hỏi chính mình.
- Nó không có gạch đầu dòng vì nó diễn ra âm thầm trong suy nghĩ của ông.
d. Tác dụng:
- Tạo ra không khí của cuộc sống thật, thể hiện thái độ căm ghét của những người tản cư với bọn bán nước theo giặc.
- Khắc sâu tâm trạng đau đớn giằng xé trong tâm can của ông Hai (miêu tả nội tâm của ông Hai).
II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm là những hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự.
- Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người. Trong văn bản tự sự, đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp (mỗi lượt lời là một lần gạch đầu dòng).
- Độc thoại là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng. Trong văn bản tự sự, khi người độc thoại nói thành lời thì phía trước câu nói có gạch đầu dòng; còn khi không thành lời thì không có gạch đầu dòng. Trường hợp sau gọi là độc thoại nội tâm.
III. GỢI Ý LUYỆN TẬP
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 178)
STT | Lời trao | Lời đáp |
1 | - Này, thầy nó ạ. |
|
2 | - Thầy nó ngủ rồi à? | - Gì? |
3 | - Tôi thấy người ta đồn… | - Biết rồi! |
- Cuộc đối thoại này diễn ra không bình thường vì có ba lượt lời trao nhưng chỉ có hai lời đáp một cách nhát gừng.
=> Tâm trạng chán chường, buồn bã, đau khổ và thất vọng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.
Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 179)
Thế là đã mười mấy năm rồi tôi không được gặp bà. Kí ức của tôi như dừng lại ở thời điểm năm lớp 8, khi ấy, tôi thật trẻ con, suốt ngày “hành tội” bà với những chiêu trò “ăn vạ”: khi thì nằm dưới đất cho bẩn quần áo, khi thì nhịn đói, khi thì dầm mưa… Lần nào, bà cũng vỗ về, an ủi tôi. Ấy vậy mà, chỉ vì một trận ốm, bà tôi mất. Lúc bấy giờ, tôi chỉ muốn hỏi ông trời:
- Sao ông ác thế! Ông cướp người mà cháu yêu thương nhất trên đời. Ông trả bà cháu lại cho cháu đi!
Dẫu tôi có gào thét, tôi có tự làm tổn thương bản thân mình, bà tôi vẫn nằm đấy, chẳng lời nào nói với tôi. Chao ôi! Nỗi đau như cứa vào da thịt, tim gan của tôi. Tôi không tin đó là sự thật. Tôi chỉ mong đó là giấc mơ. Tôi nhắm mắt lại, nhưng khi mở mắt ra, thời gian vẫn chạy không ngừng nghỉ, tôi phải tiễn bà ra đồng. Nhìn thấy bà chôn cất dưới ba tấc đất, nước mắt tôi giàn giụa. Nỗi nhớ, niềm thương không thể kìm nén bên trong. Tôi cất tiếng gọi bà trong vô vọng. Mẹ đến bên tôi, ôm tôi vào lòng và nói:
- Bà vẫn bên cả nhà, con phải mạnh mẽ lên, để bà ra đi thanh thản.
Tôi không nói gì, chỉ biết lúc bấy giờ trong đầu tôi trống rỗng. Tôi nhớ những đêm nằm ngủ, trời mưa, nhà dột, bà thức dậy đọc kinh cầu nguyện và che chắn cho tôi khỏi ước. Tôi nhớ những ngày nằm nghe bà kể chuyện cổ tích…
Những kí ức ấy cứ theo tôi mãi đến bây giờ, như một món quà bà để lại cho tôi – đứa cháu vô tâm, vẫn thường làm khổ bà…
Gợi ý Văn 9 Soạn bài Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc bác bạn học tập vui vẻ.