CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(phần Tiếng Việt)
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 97)
a.
Từ ngữ địa phương | Từ ngữ toàn dân |
thẹo | sẹo |
lặp bặp | lắp bắp |
ba | bố, cha |
b.
Từ ngữ địa phương | Từ ngữ toàn dân |
ba | bố, cha |
má | mẹ |
kêu | gọi |
đâm | trở thành |
đũa bếp | đũa cả |
nói trổng | nói trống không |
vô | vào |
c.
Từ ngữ địa phương | Từ ngữ toàn dân |
ba | bố, cha |
lui cui | lúi húi |
nắp | vung |
nhắm | cho là |
giùm | giúp |
nói trổng | nói trống không |
Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 98)
a. Từ “kêu” là từ toàn dân. Từ đồng nghĩa: nói to.
b. Từ “kêu” là từ địa phương. Từ đồng nghĩa: gọi.
Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 98)
Từ ngữ địa phương | Từ ngữ toàn dân |
trái | quả |
chi | gì |
kêu | gọi |
trống hổng trống hảng | Trống huếch trống hoác |
Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 99)
- Học sinh tổng hợp lại theo hướng dẫn ở những câu trên.
Câu 5 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 99)
a. Không nên để cho bé Thu trong truyện Chiếc lược ngà dùng từ ngữ toàn dân vì bé Thu còn nhỏ, chưa có dịp giao tiếp với xã hội ngoài thôn ấp, chưa có nhiều vốn từ ngữ toàn dân.
b. Trong lời kể của tác giả có chứa những từ ngữ địa phương (dễ hiểu) để tạo sắc thái vùng miền, địa phương cho tác phẩm.
Gợi ý Văn 9 Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ