CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Phần Tiếng Việt)
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 175)
a. Chỉ sự vật, hiện tượng,… không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân:
- Nhút (phương ngữ Trung): món ăn làm bằng xơ mít trộn với một vài thức khác, muối chua.
- Móm (vùng Vĩnh Phúc, Phú Thọ): lá cọ non, phơi tái, dùng để gói cơm nắm, thức ăn, các loại quả khi đem đi xa.
b. Đồng nghĩa nhưng khác về âm với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân:
Phương ngữ Bắc | Phương ngữ Trung | Phương ngữ Nam |
Bát | Đọi | Chén |
Mẹ | Mẹ | Má |
Bố | Cha | Ba, tía |
Cá quả | Cá tràu | Cá lóc |
Vào | Vô | Vô |
Chậm | Trễ | Trễ |
Ngã | Bổ | Té |
c. Đồng âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân:
Phương ngữ Bắc | Phương ngữ Trung | Phương ngữ Nam |
Ốm: bị bệnh | Ốm: gầy | Ốm: gầy |
Hòm: dụng cụ để đựng đồ, thường bằng gỗ hay sắt mỏng, có nắp đậy kín và thường có khoá. | Hòm: quan tài. | Hòm: quan tài. |
Đau: có cảm giác khó chịu ở bộ phận nào đó của cơ thể do bị tổn thương. | Đau: ốm. | Đau: có cảm giác khó chịu ở bộ phận nào đó của cơ thể do bị tổn thương. |
Mắc: treo lên. | Mắc: bận. | Mắc: đắt. |
Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 175)
- Những từ ngữ địa phương như ở mục 1.a không có từ ngữ tương đương trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân vì những từ đó chỉ xuất hiện ở những địa phương ấy mà không xuất hiện ở địa phương khác và trong toàn dân.
- Sự xuất hiện của các từ ngữ đó thể hiện tính đa dạng về tự nhiên và xã hội của các vùng miền trên đất nước ta. Đơn cử như những ví dụ ở mục 1.a cho thấy với mỗi địa phương/ mỗi vùng, nhờ đặc điểm tự nhiên mà người dân có những món ăn/ đặc sản dành riêng cho địa phương của mình.
Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 175)
- 1.b ngôn ngữ toàn dân: bát, mẹ, bố, cá quả, vào, chậm, ngã.
- 1.c ngôn ngữ toàn dân: ốm, hòm, đau, mắc.
=> Phương ngữ Bắc được dùng phổ biến nhất.
Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 176)
- Những từ ngữ địa phương có trong bài Mẹ Suốt là: chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, ưng, mụ, nói cứng, kín mình. Những từ này thuộc phương ngữ Trung.
- Tác dụng:
+ Tô đậm màu sắc địa phương.
+ Làm cho hình ảnh mẹ Suốt trở nên chân thực, sinh động.
Gợi ý Văn 9 Soạn bài Chương trình địa phương phần Tiếng Việt do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc bác bạn học tập vui vẻ.