ican
Soạn Văn 9
Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

Văn 9 Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

* ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

Câu a (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 23)

- Điểm giống nhau của các đề bài đã cho:

+ Nêu rõ sự việc, hiện tượng đời sống cần nghị luận:

  • Đề 1: Học sinh nghèo vượt khó, học giỏi.
  • Đề 2: Tác hại của chất độc màu da cam và hành động chung tay xoa dịu nỗi đau da cam.
  • Đề 3: Học sinh mải mê chơi điện tử, xao nhãng học tập.
  • Đề 4: Con người và thái độ học tập của Trạng nguyên Nguyễn Hiền.

+ Định hướng đánh giá.

+ Các thao tác, hành động cụ thể cần thực hiện: trình bày suy nghĩ/ nêu suy nghĩ/ nêu ý kiến/ nêu những nhận xét, suy nghĩ.

Câu b (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 23)

- Một số đề bài tương tự:

+ Suy nghĩ của em về hiện tượng vứt rác bừa bãi nơi công cộng.

+ Suy nghĩ của em về vấn nạn bạo lực học đường…

* CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

Câu a (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 23)

- Đề thuộc loại nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.

- Đề nêu lên sự việc, hiện tượng: Phong trào “Học tập Phạm Văn Nghĩa”.

- Đề yêu cầu: Suy nghĩ về việc làm của Phạm Văn Nghĩa và phong trào “Học tập Phạm Văn Nghĩa” do Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh phát động.

Câu b (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 23)

- Những việc làm của Nghĩa chứng tỏ bạn là người chăm chỉ; biết yêu thương, giúp đỡ mẹ; biết kết hợp giữa học và hành; rất sáng tạo. Đây chính là lí do mà Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh phát động phong trào học tập bạn Nghĩa.

- Những việc làm của Nghĩa không khó, mỗi người chúng ta đều có thể làm được.

- Nếu mọi học sinh đều làm được như Nghĩa thì cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp, đất nước ngày càng giàu mạnh, “có thể sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới” như mong ước của Bác Hồ.

 

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

- Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, phải tìm hiểu kĩ đề bài, phân tích sự việc, hiện tượng đó để tìm ý, lập dàn bài, viết bài và sửa chữa sau khi viết.

- Dàn bài chung:

+ Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng cần bàn luận.

+ Thân bài: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt; nêu đánh giá, nhận định.

+ Kết bài: Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên.

- Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để phân tích, nhận định; đưa ra ý kiến, suy nghĩ và cảm thụ riêng của người viết.

III. GỢI Ý LUYỆN TẬP

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 25)

a. Mở bài: Vai trò, ý nghĩa của sự kiên trì, ý chí nghị lực vươn lên trong học tập, sự tự trọng trong cuộc sống → Giới thiệu về tấm gương sáng: Trạng nguyên Nguyễn Hiền.

b. Thân bài:

- Hoàn cảnh gia đình của Trạng nguyên Nguyễn Hiền: nhà rất nghèo, phải xin làm chú tiểu trong chùa.

- Biểu hiện:

+ Tinh thần ham học hỏi và chủ động học tập của Nguyễn Hiền:

  • Những buổi thầy giảng kinh, cậu đều nép bên cửa lắng nghe, chỗ nào chưa hiểu cậu hỏi thầy giảng thêm.
  • Không có giấy, Nguyễn Hiền lấy lá để viết chữ, rồi lấy tre xâu thành từng xâu ghim xuống đất.

+ Ý thức tự trọng của Nguyễn Hiền: Khi có sứ giả nước ngoài đến, vua cho mời Nguyễn Hiền vào trong triều, ông không vào, bảo với sứ giả về tâu với vua xin cho đầy đủ nghi thức đón Trạng nguyên vào triều.

- Đánh giá: Nguyễn Hiền là tấm gương tốt, đáng để mọi người học tập và noi theo.

- Nguyên nhân:

+ Chủ quan: Nguyễn Hiền rất thông minh và ham học.

+ Khách quan: Gian khó tuổi thơ hun đúc lên Trạng nguyên Nguyễn Hiền.

- Giải pháp:

+ Không nhụt chí, nản lòng khi gặp khó khăn, thử thách.

+ Tích cực học tập, trau dồi tri thức cho bản thân…

c. Kết bài:

- Khẳng định Trạng nguyên Nguyễn Hiền là tấm gương sáng cho mọi người noi theo.

- Rút ra bài học về nhận thức, hành động cho bản thân.

 

Gợi ý Văn 8 Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ.

Đánh giá (417)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy