BẮC SƠN
(Trích Hồi bốn)
I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 166)
- Diễn biến sự việc và hành động trong các lớp kịch trích ở hồi bốn:
+ Lớp I: Cuộc đối thoại giữa Thơm và Ngọc, trước khi Ngọc cùng đồng bọn lùng bắt Thái và Cửu – hai người cách mạng đang trốn tránh, sau khi cuộc khởi nghĩa bị giặc Pháp đàn áp. Mặc dù Ngọc cố quanh co, lừa dối, nhưng Thơm vẫn nghi ngờ và đã dần nhận ra bộ mặt phản động của y. Cô càng đau xót, ân hận khi nghĩ đến cái chết của cha và em trai, tình cảnh điên dại bỏ nhà đi lang thang của mẹ.
+ Lớp II: Hai đồng chí cách mạng Thái của Cửu bị giặc lùng bắt và chạy nhầm vào nhà của Thơm. Cửu định bắn Thơm nhưng Thái can ngăn và tin tưởng cô. Cô chỉ chỗ ẩn cho họ.
+ Lớp III: Ngọc về nhà. Thơm và Ngọc đối thoại với nhau. Qua đó, Ngọc càng bộc lộ rõ bản chất phản động và Thơm dần đứng về hàng ngũ cách mạng.
Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 166)
- Tình huống bất ngờ, gay cấn: Thái và Cửu bị Ngọc truy đuổ, chạy đúng vào nhà của Thơm.
- Tác dụng của tình huống này trong việc thể hiện xung đột và phát triển hành động kịch: Tạo ra một hoàn cảnh éo le, buộc nhân vật Thơm phải có bước ngoặt quyết đinh, lựa chọn theo con đường cách mạng.
Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 166)
* Tâm trạng của nhân vật Thơm:
- Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, cha và em hi sinh, Thơm đau xót, ân hận và day dứt: “Cứ nghĩ đến chú, đến mé thì không làm sao ngủ được”.
- Thơm vẫn sống như người vợ hiền của Ngọc.
- Sự nghi ngờ Ngọc của cô càng ngày càng tăng. Cô luôn tìm mọi cách để dò xét ý nghĩ và hành động của Ngọc. Khi nhận rõ bộ mặt phản động của Ngọc, cô đã đứng hẳn về hàng ngũ cách mạng.
* Hành động của nhân vật Thơm: Khi hiểu tình cảnh của Thái và Cửu, cô không những không khai báo mà còn tìm cách che giấu và tìm cách giúp họ trốn thoát.
* Sự chuyển biến của nhân vật Thơm trong lớp kịch: Từ chỗ thờ ơ, sợ liên lụy đến chỗ đứng hẳn về phóa cách mạng. Qua đó, tác giả khẳng định sức thuyết phục của chính nghĩa cách mạng.
Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 166)
- Nhân vật Ngọc: lúng túng với vợ khi trả lời đi bắt cướp. Qua đó bộc lộ bản chất hám danh, tham tiền và phản động của y.
- Nhân vật Thái: có bản lĩnh cách mạng, thái độ sáng suốt, bình tĩnh và có niềm tin vào những người như Thơm.
- Nhân vật Cửu: nhiệt huyết nhưng nóng vội khi quyết định bắn Thơm và thể hiện sự cố chấp khi không tin chị.
II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Giá trị nội dung
Ở đoạn trích hồi bốn của vở kịch, Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng một tình huống làm bộc lộ xung đột cơ bản của vở kịch giữa lực lượng cách mạng và kẻ thù; đồng thời thể hiện diễn biến nội tâm của nhân vật Thơm – một cô gái có chồng theo giặc, từ chỗ thờ ơ với cách mạng, sợ liên lụy đến chỗ đứng hắn về phía cách mạng. Qua đó, tác giả khẳng định sức thuyết phục của chính nghĩa cách mạng.
2. Giá trị nghệ thuật
Hồi kịch cho thấy nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng, thành công nổi bật là tạo dựng tình huống để bộc lộ xung đột, tổ chức đối thoại, thể hiện tâm lí và tính cách nhân vật.
III. GỢI Ý LUYỆN TẬP
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 167)
HS chia nhóm, tập đọc phân vai theo các nhân vật trong trích đoạn kịch.
Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 - trang 167)
- Theo phương thức tổ chức và diễn xuất của ngôn ngữ, vở chèo “Quan Âm Thị Kính”, “Xúy Vân giả dại” được xếp vào thể loại kịch hát (ca kịch).
- Xét theo nội dung, vở kịch “Trưởng giả học làm sang” thuộc thể loại hài kịch, “Hamlet” thuộc thể loại bi kịch.
Gợi ý Văn 9 Soạn bài Bắc Sơn do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ