BÀI 6. BÀI TẬP VẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT ÔM
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
1. Định luật Ôm
- Phát biểu định luật: Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.
- Hệ thức của định luật: \(I=\frac{U}{R}\)
Trong đó:
U: hiệu điện thế, đơn vị đo là V
I: cường độ dòng điện, đơn vị đo là A
R: điện trở, đơn vị đo là Ω
2. Đoạn mạch nối tiếp và đoạn mạch song song
| Đoạn mạch nối tiếp | Đoạn mạch song song |
Sơ đồ mắc | ||
Cường độ dòng điện | I = I1 = I2 = ….. | I = I1 + I2 + ….. |
Hiện điện thế | U = U1 + U2 + ….. | U = U1 = U2 = ….. |
Điện trở | R = R1 + R2 + ….. | \(\frac{1}{R}=\frac{1}{{{R}_{1}}}+\frac{1}{{{R}_{2}}}+...\) |
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP
Bài toán vận dụng định luật ôm
+ Phân tích cấu tạo mạch điện
- Nếu mạch điện chỉ gồm các điện trở mắc nối tiếp, sử dụng các tính chất của đoạn mạch nối tiếp.
- Nếu mạch điện chỉ gồm các điện trở mắc song song, sử dụng các tính chất của đoạn mạch song song.
- Nếu mạch mắc hỗn hợp, ta xét từ đoạn mạch nhỏ nhất (nối tiếp hoặc song song có chứa điện trở đã biết thông số từ đề bài), sử dụng tính chất của đoạn mạch nối tiếp hoặc đoạn mạch song song để lần lượt tính U, I của các đoạn mạch đó từ đó suy ra các đại lượng của mạch chính.
III. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA
Bài 1 (trang 17 SGK Vật Lí 9):
Cho mạch điện có sơ đồ như hình 6.1, trong đó R1 = 5 Ω. Khi K đóng, vôn kế chỉ 6 V, ampe kế chỉ 0,5 A.
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
b) Tính điện trở R2.
Tóm tắt: U = 6 V. I = 0,5 A. R1 = 5 Ω | Lời giải: a) Áp dụng định luật Ôm ta có: \(I=\frac{U}{R}\Rightarrow R=\frac{U}{I}\) Điện trở tương đương của đoạn mạch là: \({{R}_{t\text{d}}}=\frac{U}{I}=\frac{6}{0,5}=12\,\Omega\) b) Mạch điện gồm: R1 nt R2 nên Rtđ = R1 + R2 ⇒ R2 = R – R1 = 12 – 5 = 7 W. Đáp số: Rtđ = 12 W; R2 = 7 W. |
a) Rtđ = ? b) R2 = ? |
Bài 2 (trang 17 SGK Vật Lí 9):
Cho mạch điện có sơ đồ như hình 6.2, trong đó R1 = 10 Ω, ampe kế A1 chỉ 1,2 A, ampe kế A chỉ 1,8 A.
a) Tính hiệu điện thế UAB của đoạn mạch.
b) Tính điện trở R2.
Tóm tắt: R1 = 10 Ω I1 = 1,2 A. I = 1,8 A. | Lời giải: a) Theo định luật Ôm ta có: U1 = I1.R1 = 1,2.10 = 12 V. Mạch điện gồm: R1 // R2 nên UAB = U1 = U2 = 12 V. b) Cường độ dòng điện chạy qua R2 là: I2 = I – I1 = 1,8 – 1,2 = 0,6 A. Điện trở R2 có giá trị là: \({{R}_{2}}=\frac{{{U}_{2}}}{{{I}_{2}}}=\frac{12}{0,6}=20\,\Omega\) Đáp số: UAB = 12 V; R2 = 20 W. |
a) UAB = ? b) R2 = ? |
Bài 3 (trang 18 SGK Vật Lí 9):
Cho mạch điện có sơ đồ như hình 6.3, trong đó R1 = 15 Ω, R2 = R3 = 30 Ω, UAB = 12 V.
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB.
b) Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.
Tóm tắt: R1 = 15 Ω R2 = R3 = 30 Ω UAB = 12 V. | Lời giải: a) Mạch điện gồm: R1 nt (R2 // R3) = R1 nt R23. Ta có \(\frac{1}{{{R}_{23}}}=\frac{1}{{{R}_{2}}}+\frac{1}{{{R}_{3}}}=\frac{1}{30}+\frac{1}{30}=\frac{1}{15}\Rightarrow {{R}_{23}}=15\,\,\Omega .\) Nên Rtđ = R1 + R23 = 15 + 15 = 30 Ω. b) Cường độ dòng điện chạy trong mạch chính là: \(I=\frac{U}{R}=\frac{12}{30}=0,4\,A.\) Cường độ dòng điện chạy qua R1 là : I1 = I = 0,4 A. Hiệu điện thế giữa hai đầu R1 là : U1 = I1.R1 = 0,4.15 = 6 V. Mà U2 = U3 = U23 = U – U1 = 12 – 6 = 6 V. Vì R2 = R3 nên cường độ dòng điện qua R2 và R3 là: \({{I}_{3}}={{I}_{2}}=\frac{{{U}_{2}}}{{{R}_{2}}}=\frac{6}{30}=0,2\,A.\) Đáp số: Rtđ = 30 Ω; I1 = 0,4 A; I2 = I3 = 0,2 A. |
a) Rtđ = ? b) I2 = ?; I2 = ?; I3 = ? |
Trên đây là gợi ý giải bài tập Vật Lý 9 bài Bài tập vận dụng định luật Ôm do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ