ican
Giải SGK Hóa 9
Bài 25: Tính chất của phi kim

Tính chất của phi kim

Giải hóa 9 tính chất của phi kim, giải bài tập sách giáo khoa bài tính chất của phi kim giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn.

Ican

BÀI 25. TÍNH CHẤT CỦA PHI KIM

I. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM

1. Tính chất vật lí

- Ở điều kiện thường, phi kim tồn tại ở cả 3 trạng thái: rắn (S, C, ...); lỏng (Br2); khí (Cl2, O2, N2, H2,...).

- Phần lớn các nguyên tố phi kim không dẫn điện, không dẫn nhiệt; Nhiệt độ nóng chảy thấp.

- Một số phi kim độc như clo, brom, iot.

2. Tính chất hóa học

a. Tác dụng với kim loại

2Na + Cl2 \( \xrightarrow{{{t}^{o}}}\) 2NaCl

2Cu + O2 \( \xrightarrow{{{t}^{o}}}\) 2CuO

Þ Phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối hoặc oxit.

b. Tác dụng với hiđro

2H2 + O2 \( \xrightarrow{{{t}^{o}}}\) 2H2O

H2 + Cl2 \( \xrightarrow{{{t}^{o}}}\) 2HCl

Nhiều phi kim khác (C, S, Br2, ...) phản ứng với khí hiđro tạo thành hợp chất khí.

Þ Phi kim tác dụng với H2 tạo thành hợp chất khí.

c. Tác dụng với oxi

S + O2 \( \xrightarrow{{{t}^{o}}}\) SO2

4P + 5O2 \( \xrightarrow{{{t}^{o}}}\) 2P2O5

Þ Nhiều phi kim tác dụng với O2 tạo thành oxit axit.

d. Mức độ hoạt động hóa học của phi kim

- Mức độ hoạt động hóa học mạnh hay yếu của phi kim thường được xét căn cứ vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và hiđro.

- Flo, oxi, clo là những phi kim hoạt động mạnh (flo là phi kim hoạt động mạnh nhất).

Lưu huỳnh, photpho, cacbon, silic là những phi kim hoạt động yếu hơn.

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

1. Phương pháp giải bài tập chuỗi phản ứng

Để làm tốt dạng bài này, học sinh cần ghi nhớ tính chất hóa học, cách điều chế các chất, để biết từ chất A tạo chất B thì nên sử dụng tính chất hóa học của chất A hay sử dụng cách điều chế chất B. Sau đó học sinh viết phương trình phản ứng minh họa cho quá trình từ chất A tạo chất B trong chuỗi phản ứng.

2. Phương pháp giải bài tập chất dư chất hết

Bước 1: Tính mol mỗi chất tham gia phản ứng (tính mol X, mol Y).

Bước 2: Tìm chất phản ứng hết bằng cách so sánh tỉ lệ (mol chất X đề bài cho/hệ số chất X trong phản ứng) với tỉ lệ (mol chất Y đề bài cho/hệ số chất X trong phản ứng), chất nào có giá trị của tỉ lệ nhỏ hơn thì chất đó phản ứng hết.

Bước 3: Tính lượng các chất khác theo chất phản ứng hết.

Bước 4: Tính lượng chất dư = lượng chất ban đầu – lượng chất phản ứng.

3. Phương pháp giải bài tập lưu huỳnh phản ứng với kim loại

Phản ứng của lưu huỳnh với kim loại thường tạo hỗn hợp chất rắn. Học sinh cần dựa vào các dữ kiện đề bài cho để xác định thành phần của hỗn hợp rắn sau phản ứng. Ví dụ khi cho hỗn hợp rắn phản ứng với dung dịch axit thông thường (HCl, …) nếu tạo khí H2 chứng tỏ trong hỗn hợp rắn có kim loại còn dư.

III. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

Bài 1 (trang 76 SGK Hoá học 9):

Hãy chọn câu đúng:

a) Phi kim dẫn điện tốt.

b) Phi kim dẫn nhiệt tốt.

c) Phi kim chỉ tồn tại ở hai trạng thái rắn, khí.

d) Phi kim dẫn điện, dẫn nhiệt kém.

Hướng dẫn giải:

Câu đúng là “d) Phi kim dẫn điện, dẫn nhiệt kém”.

Bài 2 (trang 76 SGK Hoá học 9):

Viết các phương trình hóa học của S, C, Cu, Zn với khí O2. Cho biết các oxit tạo thành thuộc loại nào. Viết công thức các axit hoặc bazơ tương ứng với mỗi oxit đó.

Hướng dẫn giải:

Các phương trình phản ứng

Oxit tạo thành

Loại oxit

Axit/bazơ tương ứng

S + O2 \( \xrightarrow{{{t}^{o}}}\) SO2

SO2

Oxit axit

Axit tương ứng H2SO3

C + O2 \( \xrightarrow{{{t}^{o}}}\) CO2

CO2

Oxit axit

Axit tương ứng H2CO3

2Cu + O2 \( \xrightarrow{{{t}^{o}}}\) 2CuO

CuO

Oxit bazơ

Bazơ tương ứng Cu(OH)2

2Zn + O2 \( \xrightarrow{{{t}^{o}}}\)2ZnO

ZnO

Oxit bazơ

Bazơ tương ứng Zn(OH)2

Bài 3 (trang 76 SGK Hoá học 9):

Viết phương trình hóa học khi cho hiđro phản ứng với:

a) clo.

b) lưu huỳnh.

c) brom.

Cho biết trạng thái các chất tạo thành.

Hướng dẫn giải:

Phương trình hóa học:

a) H2 (k) + Cl2 (k) \( \xrightarrow{{{t}^{o}}}\) 2HCl(k) (HCl ở trạng thái khí, không màu) 

b) S + H2 (k) \( \xrightarrow{{{t}^{o}}}\) H2S (k) (H2S ở trạng thái khí, không màu, có mùi trứng thối)

c) H2 + Br2 \( \xrightarrow{{{t}^{o}}}\) 2HBr (HBr ở trạng thái khí, không màu)

Bài 4 (trang 76 SGK Hoá học 9):

Viết các phương trình hóa học giữa cặp chất sau đây (ghi rõ điều kiện, nếu có):

a) Khí flo và hiđro.

b) Lưu huỳnh và oxi.

c) Bọt sắt và bột lưu huỳnh.

d) Cacbon và oxi.

e) Khí hiđro và lưu huỳnh.

Hướng dẫn giải:

Phương trình hóa học:

a) H2 + F2 → 2HF

b) S + O2 \( \xrightarrow{{{t}^{o}}}\) SO2

c) Fe + S \( \xrightarrow{{{t}^{o}}}\) FeS

d) C + O2 \( \xrightarrow{{{t}^{o}}}\) CO2

e) H2 + S \( \xrightarrow{{{t}^{o}}}\) H2S

Bài 5 (trang 76 SGK Hoá học 9):

Cho sơ đồ biểu diễn chuyển đổi sau:

Phi kim \(\xrightarrow{(1)}\) oxit axit \(\xrightarrow{(2)}\) oxit axit \(\xrightarrow{(3)}\) axit \(\xrightarrow{(4)}\) muối sunfat tan \(\xrightarrow{(5)}\) muối sunfat không tan.

a) Tìm công thức các chất thích hợp để thay cho tên chất trong sơ đồ.

b) Viết các phương trình hóa học biểu diễn chuyển đổi trên.

Hướng dẫn giải:

a) Sơ đồ phản ứng:

S \(\xrightarrow{(1)}\)SO2 \(\xrightarrow{(2)}\) SO3 \(\xrightarrow{(3)}\) H2SO4 \(\xrightarrow{(4)}\) Na2SO4 \(\xrightarrow{(5)}\) BaSO4.

b) Phương trình phản ứng:

\(\begin{align} & S+{{O}_{2}}\xrightarrow{{{t}^{o}}}S{{O}_{2}} \\ & 2S{{O}_{2}}+{{O}_{2}}\overset{{{t}^{o}}}{\leftrightarrows}2S{{O}_{3}} \\ & S{{O}_{3}}+{{H}_{2}}O\to {{H}_{2}}S{{O}_{4}} \\ & {{H}_{2}}S{{O}_{4}}+2NaOH\to N{{a}_{2}}S{{O}_{4}}+2{{H}_{2}}O \\ & N{{a}_{2}}S{{O}_{4}}+BaC{{l}_{2}}\to BaS{{O}_{4}}+2NaCl \\ \end{align}\)

Bài 6 (trang 76 SGK Hoá học 9):

Nung hỗn hợp gồm 5,6 g sắt và 1,6 g lưu huỳnh trong môi trường không có không khí thu được hỗn hợp chất rắn A. Cho dung dịch HCl 1M phản ứng vừa đủ với A thu được hỗn hợp khí B.

a) Hãy viết các phương trình hóa học.

b) Tính thể tích dung dịch HCl 1M đã tham gia phản ứng.

Hướng dẫn giải:

a) Phương trình phản ứng:

\(Fe\text{ }+\text{ }S\text{ }\xrightarrow{{{t}^{o}}}\text{ }FeS\)

b)

\(\begin{align}   & {{n}_{Fe}}~=\text{ }0,1\text{ }mol;\text{ }{{n}_{S}}~=\text{ }0,05\text{ }mol \\  & Fe\text{ }+\text{ }S\text{ }\xrightarrow{{{t}^{o}}}\text{ }FeS \\  & 0,1\,\,\,\,\,\,0,05\,\,mol \\ \end{align}\\ Do\,\,\frac{0,05}{1}<\frac{0,1}{1}\Rightarrow Fe \text{ }dư\text{ }\)

Þ Hỗn hợp chất rắn A có Fe dư và FeS: nFe dư = 0,1 – 0,05 = 0,05mol; nFeS = nS = 0,05 mol

\(\Rightarrow {{n}_{HCl}}=0,1+0,1=0,2\,mol\Rightarrow {{V}_{HCl}}=\frac{0,2}{1}=0,2\,\)lít.

Gợi ý giải bài hóa 9 tính chất của phi kim, lý thuyết trọng tâm, giải bài tập sách giáo khoa do đội ngũ giáo viên ican trực tiếp biên soạn.

Đánh giá (261)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy