BÀI 33. THỰC HÀNH TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA PHI KIM VÀ HỢP CHẤT
1. Thí nghiệm 1: Cacbon khử CuO ở nhiệt độ cao
Tiến hành thí nghiệm: SGK Hóa học 8 trang 104.
Hiện tượng: Hỗn hợp trong ống nghiệm lúc trước và sau tiến hành thí nghiệm có sự chuyển đổi màu từ màu đen sang màu đỏ.
Ống nghiệm đựng dung dịch Ca(OH)2 có hiện tượng vẩn đục.
Giải thích:
Cacbon khử CuO (màu đen) thành Cu (màu đỏ) và khí CO2, khí CO2 phản ứng với dung dịch nước vôi trong tạo CaCO3 kết tủa làm dung dịch vẩn đục.
2CuO + C \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) 2Cu + CO2.
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3¯ + H2O.
Þ Kết luận cacbon có tính khử.
2. Thí nghiệm 2: Nhiệt phân muối NaHCO3
Tiến hành thí nghiệm: SGK Hóa học 8 trang 104.
Hiện tượng: Lượng muối NaHCO3 giảm dần → NaHCO3 bị nhiệt phân.
Phần miệng ống nghiệm có hơi nước ngưng đọng → có nước tạo ra.
Dung dịch Ca(OH)2 bị vẩn đục.
Giải thích:
NaHCO3 bị nhiệt phân tạo Na2CO3 , khí CO2 và H2O. Khí CO2 phản ứng với dung dịch nước vôi trong tạo CaCO3 kết tủa làm dung dịch vẩn đục.
2NaHCO3 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) Na2CO3 + H2O + CO2.
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O.
Þ Kết luận tính chất NaHCO3 bị nhiệt phân.
3. Thí nghiệm 3: Nhận biết muối cacbonat và muối clorua
Phương án nhận biết 3 chất: NaCl, Na2CO3, CaCO3
+ Bước 1: Dùng dung dịch HCl
Không có khí → NaCl.
Có khí → Na2CO3, CaCO3.
+ Bước 2: Dùng H2O
Tan: Na2CO3
Không tan: CaCO3
Tiến hành nhận biết:
- Đánh số các lọ hóa chất và ống nghiệm.
- Lấy 1 ít mẫu chất vào ống nghiệm có số tương ứng.
- Cho dung dịch HCl vào mỗi ống nghiệm:
+ Nếu không có khí thoát ra → NaCl.
+ Có khí thoát ra → Na2CO3, CaCO3
- Lấy một ít mẫu chất trong 2 lọ còn lại cho vào 2 ống nghiệm khác nhau.
- Cho nước cất vào 2 ống nghiệm, lắc nhẹ:
+ Ống nghiệm chứa chất rắn tan → Ống nghiệm đó chứa Na2CO3.
+ Ống nghiệm còn lại chứa chất rắn không tan trong nước là CaCO3.