ican
Giải SGK Hóa 9
Bài 46: Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic

Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic

Giải Hóa 9 bài Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic, lý thuyết trọng tâm, giải bài tập sách giáo khoa bài etilen, rượu etylic và axit axetic giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn.

Ican

BÀI 46. MỐI LIÊN HỆ GIỮA ETILEN, RƯỢU ETYLIC VÀ AXIT AXETIC

I. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM

Sơ đồ liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic

Phương trình phản ứng minh họa :

CH2 = CH2 + H2O \(\xrightarrow{axit}\) C2H5OH

CH3CH2OH + O2 \(\xrightarrow{men\,giam}\) CH3COOH + H2O

CH3COOH + HO – C2H5 \(\underset{{{t}^{o}}}{\overset{{{H}_{2}}S{{O}_{4\,\,}}_{dac}}{\longleftrightarrow}}\) CH3COOC­2H5 + H2O

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

1. Phương pháp giải bài tập chuỗi phản ứng

Để làm tốt dạng bài này, học sinh cần ghi nhớ tính chất hóa học, cách điều chế các chất, để biết từ chất A tạo chất B thì nên sử dụng tính chất hóa học của chất A hay sử dụng cách điều chế chất B. Sau đó học sinh viết phương trình phản ứng minh họa cho quá trình từ chất A tạo chất B trong chuỗi phản ứng.

2. Phương pháp giải bài tập xác định công thức phân tử hợp chất hữu cơ.

Cách 1: Dựa vào khối lượng hoặc % khối lượng các nguyên tố trong hợp chất CxHyOz

kết hợp với khối lượng mol phân tử Þ CTPT.

Lưu ý: Bằng cách so sánh mhợp chất với mC + mH ta có thể xác định hợp chất chỉ gồm C, H hay gồm C, H và nguyên tố khác.

Cách 2: Dựa vào phản ứng cháy

\(\begin{align}   & {{C}_{x}}{{H}_{y}}+(x+\frac{y}{4}){{O}_{2}}\to xC{{O}_{2}}+\frac{y}{2}{{H}_{2}}O \\  & \frac{1}{{{n}_{X}}}=\frac{x}{{{n}_{C{{O}_{2}}}}}=\frac{y}{2.{{n}_{{{H}_{2}}O}}}\Rightarrow x,y\Rightarrow CTPT. \\ \end{align}\)

3. Phương pháp giải bài tập liên quan đến hiệu suất phản ứng

- Công thức tính hiệu suất theo chất sản phẩm: \(H=\frac{{{m}_{tt}}}{{{m}_{lt}}}\).100%

- Công thức tính hiệu suất theo chất tham gia: \(H=\frac{{{m}_{lt}}}{{{m}_{tt}}}\).100%

Trong đó:

\({{m}_{tt}}\) là khối lượng thực tế của chất thường được cung cấp trong đề bài.

\({{m}_{lt}}\) là khối lượng lý thuyết của chất thường được tính theo phương trình phản ứng.

III. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

Bài 1 (trang 144 SGK Hoá học 9):

Chọn các chất thích hợp vào các chữ cái rồi hoàn thành các phương trình hóa học theo những sơ đồ chuyển hóa sau:

Hướng dẫn giải:

a)

\(\begin{align}   & C{{H}_{2}}=C{{H}_{2}}\xrightarrow[xt]{+{{H}_{2}}O}C{{H}_{3}}-C{{H}_{2}}-OH\xrightarrow[men\,giam]{+{{O}_{2}}}C{{H}_{3}}-C\text{OO}H \\  & C{{H}_{2}}=C{{H}_{2}}+{{H}_{2}}O\xrightarrow{xt}C{{H}_{3}}-C{{H}_{2}}-OH \\  & C{{H}_{3}}-C{{H}_{2}}-OH+{{O}_{2}}\xrightarrow{men\,giam}C{{H}_{3}}-C\text{OO}H+{{H}_{2}}O \\ \end{align}\)

b)

D là CH2Br – CH2Br; E là (– CH2 – CH2 – )n

CH2 = CH2 + Br2 → CH2Br – CH2Br

CH2 = CH2 \(\xrightarrow{trung\,hop}\) (– CH2 – CH2 – )n

Bài 2 (trang 144 SGK Hoá học 9):

Nêu hai phương pháp hóa học khác nhau để phân biệt hai dung dịch C2H5OH và CH3COOH.

Hướng dẫn giải:

Hai phương pháp hóa học khác nhau là:

a) Dùng quỳ tím axit CH3COOH làm quỳ tím hóa đỏ.

Rượu C2H5OH không làm đổi màu quỳ tím.

b) Dùng Na2CO3 ( hoặc CaCO3)

CH3COOH cho khí CO2 thoát ra.

2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + CO2 + H2O

C2H5OH không có phản ứng.

Bài 3 (trang 144 SGK Hoá học 9):

Có ba chất hữu cơ có công thức phân tử là C2H4, C2H4O2, C2H6O được kí hiệu ngẫu nhiên là A, B, C. Biết rằng:

– Chất A và C tác dụng được với natri.

– Chất B không tan trong nước.

– Chất C tác dụng được với Na2CO3.

Hãy xác định công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của A, B, C.

Hướng dẫn giải:

Chất C vừa tác dụng được với Na vừa tác dụng với Na2CO3. Vậy C là axit, trong phân tử có nhóm –COOH. C là CH3COOH (C2H4O2).

Chất A tác dụng được với Na vậy A là rượu C2H5OH (C2H6O).

Chất B không tan trong nước, không tác dụng với Na, Na2CO3, vậy B là C2H4.

Bài 4 (trang 144 SGK Hoá học 9):

Đốt cháy 23g chất hữu cơ A thu được sản phẩm gồm 44g CO2 và 27g H2O.

a) Hỏi trong A có những nguyên tố nào?

b) Xác định công thức phân tử của A, biết tỉ khối hơi của A so với hiđro là 23.

Hướng dẫn giải:

Đốt cháy A thu được CO2 và H2O. Vậy A chứa cacbon, hiđro và có thể có oxi.

mC = 44/44.12 = 12 (gam)

mH = 27/18 .2 = 3 (gam)

Theo đề bài, ta có mO = mA – mC – mH Þ mO = 23 – 12 – 3 = 8 (gam)

Vậy trong A có 3 nguyên tố: C, H, O.

b) Gọi công thức phân tử của A là CxHyOz

\(x:y:z=\frac{12}{12}:\frac{3}{1}:\frac{8}{16}=1:3:0,5=2:6:1\Rightarrow CTDGN:\,{{C}_{2}}{{H}_{6}}O\Rightarrow CTPT:{{({{C}_{2}}{{H}_{6}}O)}_{n}}\)

dA/H2 = MA / 2 = 23 ⇒ MA = 23. 2 = 46 Þ 46.n=46 Þ n=1

Vậy CTPT của A là: C2H6O.

Bài 5 (trang 144 SGK Hoá học 9):

Cho 22,4 lít khí etilen (ở điều kiện tiêu chuẩn) tác dụng với nước (dư) có axit sunfuric làm xúc tác, thu được 13,8g rượu etylic. Hãy tính hiệu suất phản ứng cộng nước của etilen.

Hướng dẫn giải:

Số mol etilen = 22,4/22,4 = 1 mol

\(\begin{align}   & C{{H}_{2~}}=\text{ }C{{H}_{2}}~~+\text{ }~{{H}_{2}}O~\xrightarrow{axit}{{C}_{2}}{{H}_{5}}OH\text{ }~ \\  & 1\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\to \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,1\,mol \\  & \Rightarrow {{m}_{{{C}_{2}}{{H}_{5}}OH}}=46\,gam \\ \end{align}\)

Thực tế lượng rượu thu được là 13,8 gam.

Vậy hiệu suất phản ứng là (13,8/46).100% = 30%.

Gợi ý giải Hoá 9 bài Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic, lý thuyết trọng tâm, giải bài tập sách giáo khoa bài etilen, rượu etylic và axit axetic do đội ngũ giáo viên ican trực tiếp biên soạn.

Đánh giá (268)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy