BÀI 13. LUYỆN TẬP CHƯƠNG 1: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ
I. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM
1. Phân loại các hợp chất vô cơ
2. Tính chất hóa học của các loại hợp chất vô cơ
Chú thích: Ngoài những tính chất của muối đã được trình bày trong sơ đồ, muối còn có những tính chất sau:
- Muối có thể tác dụng với muối sinh ra hai muối mới.
- Muối có thể tác dụng với kim loại sinh ra nuối mới và kim loại mới.
- Muối có thể bị nhiệt phân hủy sinh ra nhiều chất mới.
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP
Phương pháp giải bài tập chất dư chất hết
Bước 1: Tính mol mỗi chất tham gia phản ứng (tính mol X, mol Y).
Bước 2: Tìm chất phản ứng hết bằng cách so sánh tỉ lệ (mol chất X đề bài cho/hệ số chất X trong phản ứng) với tỉ lệ (mol chất Y đề bài cho/hệ số chất X trong phản ứng), chất nào có giá trị của tỉ lệ nhỏ hơn thì chất đó phản ứng hết.
Bước 3: Tính lượng các chất khác theo chất phản ứng hết.
Bước 4: Tính lượng chất dư = lượng chất ban đầu – lượng chất phản ứng.
III. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA
Bài 1 (trang 43 SGK Hóa học 9)
Căn cứ vào sơ đồ biểu thị những tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ, các em hãy chọn những chất thích hợp để viết các phương trình hóa học cho mỗi loại hợp chất.
1. Oxit
a) Oxit bazơ + … → bazơ
b) Oxit bazơ + … → muối + nước
c) Oxit axit + … → axit
d) Oxit axit + … → muối + nước
2. Bazơ
a) Bazơ + … → muối + nước
b) Bazơ + … → muối + nước
c) Bazơ + … → muối + bazơ
d) Bazơ oxit bazơ + nước
e) Oxit axit + oxit bazơ → …
3. Axit
a) Axit + … → muối + hiđro
b) Axit + … → muối + nước
c) Axit + … → muối + nước
d) Axit + … → muối + axit
4. Muối
a) Muối + … → axit + muối
b) Muối + … → muối + bazơ
c) Muối + … → muối + muối
d) Muối + … → muối + kim loại
e) Muối … + …
Hướng dẫn giải:
1. Oxit
a) CaO + H2O → Ca(OH)2
b) MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O
c) SO3 + H2O → H2SO4
d) CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
e) CaO + CO2 → CaCO3
2. Bazơ
a) 2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O
b) Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
c) 2NaOH + CuCl2 → Cu(OH)2 ↓ + 2NaCl
d) 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O
3. Axit
a) 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2 ↑
b) H2SO4 + Ca(OH)2 → CaSO4 + 2H2O
c) 2HNO3 + CaO → Ca(NO3)2 + H2O
d) H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + 2HCl
4. Muối
a) Ba(NO3)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HNO3
b) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 ↓ + 3NaCl
c) AgNO3 + NaCl → AgCl ↓ + NaNO3
d) Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
e) 2KClO3 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) 2KCl + 3O2 ↑ .
Bài 2 (trang 43 SGK Hóa học 9)
Để một mẩu natri hiđroxit trên tấm kính trong không khí, sau vài ngày thấy có chất rắn màu trắng phủ ngoài. Nếu nhỏ vài giọt dung dịch HCl vào chất rắn thấy có khí thoát ra, khí này làm đục nước vôi trong. Chất rắn màu trắng là sản phẩm phản ứng của natri hiđroxit với:
a) Oxit trong không khí.
b) Hơi nước trong không khí.
c) Cacbon đioxit và oxi trong không khí.
d) Cacbon đioxit và hơi nước trong không khí.
e) Cacbon đioxit trong không khí.
Giải thích và viết phương trình hóa học minh họa.
Hướng dẫn giải:
Chọn e)
2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O
Do nhỏ vài giọt dung dịch HCl vào chất rắn thấy có khí thoát ra, khí này làm đục nước vôi trong Þ Chất rắn là Na2CO3 Þ Chất rắn màu trắng là sản phẩm phản ứng của natri hiđroxit với cacbon đioxit trong không khí.
Bài 3 (trang 43 SGK Hóa học 9)
Trộn một dung dịch có hòa tan 0,2 mol CuCl2 với một dung dịch có hòa tan 20g NaOH. Lọc hỗn hợp các chất sau phản ứng, được kết tủa và nước lọc. Nung kết tủa đến khi khối lượng không đổi.
a) Viết các phương trình hóa học.
b) Tính khối lượng chất rắn thu được sau khi nung.
c) Tính khối lượng các chất có trong nước lọc.
Hướng dẫn giải:
a)
CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaCl
Cu(OH)2 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\)CuO + H2O
b) Khối lượng CuO thu được sau khi nung:
Số mol NaOH đã dùng : nNaOH = 20/40=0,5 (mol).
CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaCl
0,2 0,5 mol
Do 0,2/1 < 0,5/2 nên NaOH dư, CuCl2 phản ứng hết.
CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaCl
0,2 ® 0,2 mol
Cu(OH)2 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\)CuO + H2O
0,2 ® 0,2 mol
+ Khối lượng CuO thu được : mCuO = 80.0,2 = 16 (g)
c) Khối lượng các chất tan trong nước lọc:
CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaCl
0,2 ® 0,4 mol ® 0,4 mol
Þ mNaCl = 58,5.0,4 = 23,4 (g).
Số mol NaOH trong dung dịch sau phản ứng : nNaOH = 0,5 - 0,4 =0,1 (mol)
Þ mNaOH = 40.0,1 = 4 (g).
Trên đây là gợi ý giải bài tập Hóa 9 bài Luyện tập chương 1: Các loại hợp chất vô cơ do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc bác bạn học tập vui vẻ.