VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC
I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 147)
- Hai câu đầu đã khắc họa phong thái ung dung, tự chủ, khí phách hiên ngang của nhà chí sĩ khi rơi vào cảnh tù ngục:
+ Điệp từ “vẫn” khắc họa hình tượng người anh hùng có tài năng, chí khí hơn người.
+ Tuy rơi vào cảnh tù ngục nhưng người anh hùng vẫn ung dung, đường hoàng biến nhà tù thành một trạm nghỉ chân để rèn luyện ý chí.
Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 147)
- Giọng thơ ở câu 3 – 4 trầm ngâm, suy ngẫm thể hiện nỗi đau đớn của nhà thơ – một người chiến sĩ yêu nước nhưng lại bị thực dân Pháp kết án tử hình vắng mặt, bị truy lùng gắt gao.
- Lời tâm sự ở hai câu thơ này giúp người đọc hiểu được tính cách, con người Phan Bội Châu: dù cuộc đời hoạt động cách mạng nhiều sóng gió, bất trắc nhưng vẫn hiên ngang, kiên cường, lạc quan.
Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 147)
- Cặp thơ 5 – 6 thể hiện hoài bão lớn lao – lo cứu nước cứu đời, tư thế ngạo nghễ, bản lĩnh của người chí sĩ cách mạng.
- Lối nói khoa trương trong hai câu thơ làm nổi bật được vẻ đẹp của người anh hùng – coi thường cảnh tù đầy, ngạo nghễ trước kẻ thù.
Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 147)
- Hai câu thơ cuối khẳng định ý chí, niềm tin mãnh liệt vào sự nghiệp giải phóng đất nước của Phan Bội Châu.
II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Giá trị nội dung
Bài thơ thể hiện phong thái ung dung, đường hoàng và khí phách kiên cường, bất khuất vượt lên trên cảnh tù ngục khốc liệt của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu.
2. Giá trị nghệ thuật
- Giọng điệu hào hùng có sức lôi cuốn mạnh mẽ.
III. GỢI Ý LUYỆN TẬP
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 148)
- Số câu, số chữ: Bài thơ có 8 câu thơ, mỗi câu thơ có 7 chữ.
- Cách gieo vần: Gieo vần ở tiếng cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8.
Gợi ý Văn 8 Soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc bác bạn học tập vui vẻ