TÔI ĐI HỌC
I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 9)
- Những điều gợi lên trong lòng nhân vật “tôi” kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên:
+ Thiên nhiên: lá ngoài đường rụng nhiều, trên không có những đám mây bàng bạc.
+ Con người: thấy mấy em hỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường.
- Những kỉ niệm diễn tả theo hai trình tự
- Thời gian (hiện tại → quá khứ).
- Không gian (trên đường đến trường → sân trường Mĩ Lí → trong lớp học).
Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 9)
* Những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi”:
- Khi cùng mẹ đi trên con đường tới trường: Cảnh vật, con đường quen thuộc bỗng nhiên trở nên lạ lẫm, nhân vật "tôi"cảm thấy có sự thay đổi trong lòng mình.
- Khi nghe gọi tên: Trong lúc ông đốc đọc tên từng người, nhân vật tôi “cảm thấy như quả tim ngừng đập”, quên cả mẹ đang đứng ở phía sau.
- Khi phải rời bàn tay mẹ cùng các bạn đi vào lớp: Nhân vật tôi “bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ nức nở khóc”.
- Khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên:
+ Nhân vật “tôi” thấy làm lạ vì đây là lần đầu tiên rời xa vòng tay của mẹ.
+ Trông hình gì treo trên tường cũng thấy lạ và hay hay.
+ Ngồi bên một người bạn chưa hề quen biết nhưng lòng tôi vẫn không thấy xa lạ chút nào.
+ Vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc theo.
Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 9)
* Nhận xét về thái độ, cử chỉ của những người lớn (ông đốc, thầy giáo đón nhận học trò mới, các phụ huynh) đối với các em bé lần đầu đi học:
- Ông đốc: Từ tốn, bao dung, độ lượng.
- Thầy giáo trẻ: Vui tính, giàu lòng yêu thương.
- Phụ huynh: chu đáo, trân trọng, lo lắng, hồi hộp cùng con em mình.
-> Trách nhiệm, tấm lòng của gia đình, nhà trường với thế hệ tươg lai.
Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 9)
* Các hình ảnh so sánh được nhà văn sử dụng trong văn bản:
- Nghĩ đến những ngày đầu tiên đi học, tác giả bồi hồi viết: "Tôi quên thể nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng".
- Hồi tưởng lại ngày đầu tiên đi học, tác giả lại thấy mình đã có những ý nghĩ mà chúng "thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi".
- Nhìn những cô cậu học trò ngày đầu tiên đến lớp như mình, nhân vật tôi lại có một niềm đồng cảm sâu sắc: "Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thẩm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ."
=> Nhờ các hình ảnh giàu sức gợi cảm mà cảm giác và ý nghĩ của nhân vật tôi được thể hiện cụ thể, rõ ràng hơn; đồng thời cũng gợi ra cho truyện cái chất thơ trong trẻo.
Câu 5 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 9)
- Nét đặc sắc đầu tiên của tác phẩm chính là nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật vô cùng sống động, tinh tế. Toàn bộ câu chuyện được xây dựng theo trình tự thời gian và theo dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi”. Từ hiện tại nhớ về quá khứ: tiết trời cuối thu, hình ảnh các em nhỏ đến trường gợi cho nhân vật “tôi” nhớ lại buổi tựu trường đầu tiên của mình; dòng hồi tưởng đưa nhân vật về với con đường quen thuộc cùng mẹ tới trường; cảm giác của nhân vật “tôi” khi nhìn thấy ngôi trường ngày khai giảng, khi nhìn các bạn, lúc nghe gọi tên mình vào lớp; tâm trạng hồi hộp của nhân vật “tôi” lúc ngồi vào chỗ của mình trong giờ học đầu tiên. Trong truyện, có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các phương thức kể, tả và biểu cảm. Điều đó giúp cho cảm xúc, tâm trạng của nhân vật được thể hiện một cách tự nhiên, hợp lí.
- Sức cuốn hút của tác phẩm còn được tạo nên từ tình huống truyện ngày đầu tiên đi học - một kỉ niệm thiêng liêng, ý nghĩa trong cuộc đời của mỗi người. Truyện còn khai thác và thể hiện những ý nghĩ ngây thơ, trong trẻo, xúc động lòng người của một cậu bé lần đầu được cắp sách tới trường. Sức hấp dẫn còn được tỏa ra hình ảnh thiên nhiên, ngôi trường và những nhân vật khác, dù rất thân quen nhưng dưới cái nhìn đầy trong sáng, ngỡ ngàng và rất nhân ái của một tâm hồn non nớt, ngây thơ bỗng trở nên tươi mới, sống động lạ thường.
II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Giá trị nội dung
Trong cuộc đời mỗi con người, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò, nhất là buổi tựu trường đầu tiên, thường được ghi nhớ mãi mãi.
2. Giá trị nghệ thuật
- Nghệ thuật tự sự xen miêu tả và biểu cảm.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật vô cùng sống động, tinh tế.
- Sử dụng thành công biện pháp tu từ so sánh.
III. GỢI Ý LUYỆN TẬP
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 9)
a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nêu cảm nghĩ: Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn “Tôi đi học”.
b. Thân bài
- Đồng cảm với những cảm xúc chân thật, sinh động của nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên đến trường khai giảng:
+ Khi cùng mẹ đi trên con đường tới trường: Cảnh vật, con đường quen thuộc bỗng nhiên trở nên lạ lẫm, nhân vật "tôi"cảm thấy có sự thay đổi trong lòng mình.
+ Khi nghe gọi tên: Trong lúc ông đốc đọc tên từng người, nhân vật tôi “cảm thấy như quả tim ngừng đập”, quên cả mẹ đang đứng ở phía sau.
+ Khi phải rời bàn tay mẹ cùng các bạn đi vào lớp: Nhân vật tôi “bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ nức nở khóc”.
+ Khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên:
- Nhân vật “tôi” thấy làm lạ vì đây là lần đầu tiên rời xa vòng tay của mẹ.
- Trông hình gì treo trên tường cũng thấy lạ và hay hay.
- Ngồi bên một người bạn chưa hề quen biết nhưng lòng tôi vẫn không thấy xa lạ chút nào.
- Vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc theo.
- Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” khơi gợi những kỉ niệm tươi đẹp dưới mái trường, đặc biệt là kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học của bản thân.
3. Kết bài: Khẳng định dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong tác phẩm tự nhiên, chân thực, gợi được sự rung động với trái tim độc giả bao thế hệ.
Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 9)
a. Mở bài: Tạo tình huống dẫn dắt vào câu chuyện:
- Hôm ấy, đưa con đến trường nhận lớp. Trong lòng bồi hồi, xao xuyến nhớ về buổi đến trường khai giảng lần đầu tiên.
- Mùa thu về gọi đến bao kỉ niệm tươi đẹp của tuổi học trò. Trong lòng bồi hồi, xao xuyến nhớ về buổi đến trường khai giảng lần đầu tiên.
- Hình ảnh những em bé đang cầm cờ hoa, ăn mặc đẹp tới dự buổi lễ khai trường gợi cho em nhớ tới ngày khai giảng lần đầu tiên.
b. Thân bài:
- Niềm vui trước ngày khai trường:
+ Được bố mẹ mua tặng quần áo mới.
+ Háo hức, hân hoan trong lòng vì có bút thước, có sách giáo khoa mới.
- Buổi sáng ngày khai trường:
+ Thức dậy thật sớm, tự vệ sinh cá nhân và ăn sáng.
+ Mặc quần áo mới để đến trường.
+ Được bà đưa đi đến trường.
+ Nắm chặt tay bà, được bà động viên, em cảm thấy thật bình yên.
- Đến trường:
+ Tả lại quang cảnh sân trường: đông vui, náo nhiệt.
+ Tả lại hình ảnh thầy cô và bạn bè:
- Thầy cô: vui vẻ, niềm nở chào đón học sinh.
- Bạn bè: ăn mặc đẹp, trên tay ai nấy đều cầm cờ hoa.
+ Kể lại các sự việc diễn ra: cả lớp xếp thành một hàng theo sự hướng dẫn của cô giáo chủ nhiệm; khi đi diễu hành qua khu vực sân khấu, bạn nào bạn nấy khuôn mặt rạng rỡ, tay vẫy cờ hoa tạo nên một cảnh tượng rất đẹp.
+ Tâm trạng, cảm xúc: vui, náo nức, hân hoan.
+ Kể lại các hoạt động tiếp theo: văn nghệ, chào đón học sinh lớp Một với những trò chơi vui, bổ ích tăng sự gắn kết giữa các thành viên trong lớp học.
- Vào lớp:
+ Cô giáo xếp chỗ ngồi, may mắn được ngồi cạnh bạn hàng xóm.
+ Viết những nét chữ đầu tiên, chữ viết còn nguệch ngoạc.
- Ra về:
+ Bà đón về.
+ Hai bà cháu mua một túi bỏng ngô, vừa đi vừa nói chuyện.
c. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của ngày khai trường đầu tiên đối với bản thân.
Hy vọng Soạn bài Tôi đi học của ICAN soạn thảo giúp bạn học tốt Ngữ Văn 8 tốt hơn. Chúc bạn học tập vui vẻ