TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI
* CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 12)
- Tác giả đã nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc vào ngày tựu trường đầu tiên trong thời thơ ấu của mình.
- Sự hồi tưởng ấy gợi lên trong lòng tác giả những ấn tượng, cảm xúc: vừa vui sướng, náo nức, thích thú nhưng cũng vừa hoang mang, lo sợ.
Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 12)
- Chủ đề của văn bản “Tôi đi học”: Những kỉ niệm sâu sắc về buổi tựu trường đầu tiên.
Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 12)
Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.
* TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 12)
- Căn cứ để xác định văn bản “Tôi đi học” nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên:
+ Nhan đề: “Tôi đi học”.
+ Các từ ngữ: tôi đi học, sách, vở, bút, tựu trường, trường học, ông đốc, thầy giáo, lớp học…
+ Các câu trong văn bản viết về những kỉ niệm buổi tựu trường đầu tiên: “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường”, “Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học”, “Trước mắt tôi trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn trong những buổi trưa hè đầy vắng lặng”…
Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 12)
a. Những từ ngữ chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên: “ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ”, “lo sợ vẩn vơ”, “bỡ ngỡ”, “ngập ngừng e sợ”, “rụt rè”, “chơ vơ”…
b. Các từ ngữ, các chi tiết nêu bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” khi cùng mẹ đến trường, khi cùng các bạn đi vào lớp:
- Cảnh vật, con đường quen thuộc bỗng nhiên trở nên lạ, nhân vật "tôi"cảm thấy có sự thay đổi trong lòng mình.
- Trong chiếc áo vải dù đen dài cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn.
- Nhân vật tôi cảm thấy xa mẹ, mặc dù trong thời thơ ấu chưa lần nào thấy xa mẹ như lần này.
Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 12)
- Văn bản có tính thống nhất về chủ đề khi chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác.
- Để đảm bảo tính thống về chủ đề, người viết cần:
+ Xác định rõ mục đích, yêu cầu của bài văn.
+ Xác định nội dung chính của bài văn.
+ Trình bày nội dung một cách ngắn gọn, chính xác, phù hợp.
II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.
- Văn bản có tính thống nhất về chủ đề khi chỉ biểu đạt chủ đề đã xác đinh, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác.
- Để viết hoặc hiểu một văn bản, cần xác định chủ đề được thể hiện ở nhan đề, đề mục, trong quan hệ giữa các phần của văn bản và các từ ngữ then chốt thường lặp đi lặp lại.
III. GỢI Ý LUYỆN TẬP
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 13)
a.
- Đối tượng trong văn bản: Rừng cọ và cuộc sống làng quê.
- Vấn đề đặt ra trong văn bản: Sự gắn bó của rừng cọ đối với cuộc sống con người.
- Các đoạn văn đã trình bày đối tượng và vấn đề theo trình tự:
+ Đặc điểm của rừng cọ.
+ Sự gắn bó của rừng cọ với cuộc sống làng quê.
+ Tổng kết.
b. Chủ đề của văn bản: Sự gắn bó của rừng cọ đối với cuộc sống làng quê.
c.
- Miêu tả rừng cọ:
+ Đặc điểm của cây cọ:
- Thân cọ vút thẳng trời hai ba chục mét cao.
- Búp cọ vuốt dài như thanh kiếm sắc vung lên.
- Cây non vừa trồi, lá đã xòa sát mặt đất.
- Lá cọ tròn xoe ra nhiều phiến nhọn dài.
+ Vào từng thời điểm khác nhau:
- Mùa xuân: chim chó kéo về từng đàn.
- Mùa hè: bóng râm mát rượi.
- Cuộc sống con người:
+ Nhân vật: chạ, mẹ, chị, lũ chúng tôi.
+ Hành động: đi học, quét nhà, quét sân, đựng hạt giống, đan nón, đan mành, đan làn để xuất khẩu, chăn trâu, nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om.
d.
- Tìm các từ ngữ tiêu biểu cho chủ đề của văn bản: rừng cọ, lá cọ, búp cọ, thân cọ, chổi cọ, móm lá cọ, nón lá cọ, mành cọ, làn cọ, trái cọ.
- Câu văn:
+ Chẳng có nơi nào đẹp như sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng.
+ Người sông Thao đi đâu rồi cũng nhớ về rừng cọ quê mình.
+ Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ.
Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 14)
Nên bỏ câu b, d.
Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 14)
* Một số ý cần sửa chữa:
- Bỏ ý c, g.
- Thay đổi một số ý:
b. Cảm giác mới mẻ, thấy mọi vật đều đổi khác.
d. Cảm giác mình đã khôn lớn, trưởng thành, muốn thể hiện mình.
e. Sự lo sợ vẩn vơ trước sân trường rộng lớn.
h. Chúng tôi cảm thấy được an ủi, động viên, cảm nhận được tình cảm trìu mến của ông đốc và thấy giáo trẻ dành cho.
Hy vọng Soạn bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản của ICAN soạn thảo giúp bạn học tốt Ngữ Văn 8 tốt hơn. Chúc bạn học tập vui vẻ