THUYẾT MINH VỀ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC
I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 153)
a. Mỗi bài thơ có 8 dòng, mỗi dòng 7 chữ (tiếng). Số dòng, số chữ là bắt buộc, không tùy ý thêm hoặc bớt.
b.
VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC
Vẫn | là | hào | kiệt | vẫn | phong | lưu |
T | B | B | T | T | B | B |
Chạy | mỏi | chân | thì | hãy | ở | tù |
T | T | B | B | T | T | B |
Đã | khách | không | nhà | trong | bốn | biển |
T | T | B | B | B | T | T |
Lại | người | có | tội | giữa | năm | châu |
T | B | T | T | T | B | B |
Bủa | tay | ôm | chặt | bồ | kinh | tế |
T | B | B | T | B | B | T |
Mở | miệng | cười | tan | cuộc | oán | thù |
T | T | B | B | T | T | B |
Thân | ấy | vẫn | còn | còn | sự | nghiệp |
B | T | T | B | B | T | T |
Bao | nhiêu | nguy | hiểm | sợ | gì | đâu |
B | B | B | T | T | B | B |
ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN
Làm | trai | đứng | giữa | đất | Côn | Lôn |
B | B | T | T | T | B | B |
Lừng | lẫy | làm | cho | lở | núi | non |
B | T | B | B | T | T | B |
Xách | búa | đánh | tan | năm | bảy | đống |
T | T | T | B | B | T | T |
Ra | tay | đập | bể | mấy | trăm | hòn |
B | B | T | T | T | B | B |
Tháng | ngày | bao | quản | thân | sành | sỏi |
T | B | B | T | B | B | T |
Mưa | nắng | càng | bền | dạ | sắt | son |
B | T | B | B | T | T | B |
Những | kẻ | vá | trời | khi | lỡ | bước |
T | T | T | B | B | T | T |
Gian | nan | chi | kể | việc | con | con |
B | B | B | T | T | B | B |
c. Nhận xét về quan hệ bằng – trắc:
- Câu 1 đối với câu 2; câu 2 niêm với câu 3; câu 3 đối với câu 4; câu 4 niêm với câu 5; câu 5 đối với câu 6; câu 6 niêm với câu 7; câu 7 đối với câu 8; câu 8 niêm với câu 1.
d.
- Các tiếng cuối câu 1, 2, 4, 6, 8 trong hai bài thơ hiệp vần với nhau:
+ lưu – tù – châu – thù – đâu.
+ Lôn – non – hòn – son – con.
e. Cách ngắt nhịp: 4/3.
II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Muốn thuyết minh đặc điểm của một thể loại văn học (thể thơ hay văn bản cụ thể), trước hết phải quan sát, nhận xét, sau đó khái quát thành những đặc điểm.
- Khi nêu các đặc điểm, cần lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu, quan trọng và cần có những ví dụ cụ thể để làm sáng tỏ các đặc điểm ấy.
III. GỢI Ý LUYỆN TẬP
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 154)
a. Mở bài: Giới thiệu về đối tượng cần thuyết minh: Truyện ngắn.
b. Thân bài:
- Loại hình: tự sự (có cốt truyện, nhân vật, sự việc…).
- Dung lượng: ngắn hơn so với tiểu thuyết:
- Truyện ngắn chỉ có vài trang sách: “Tôi đi học” có 4 trang, “Lão Hạc” (8 chữ).
- Truyện ngắn có vài chục trang.
- Về nội dung:
+ Phạm vi phản ánh: hẹp hơn tiểu thuyết.
+ Thời gian, không gian:
- Không gian: tương đối hẹp.
- Thời gian: ngắn, cụ thể - một lát cắt, một giai đoạn trong cuộc đời nhân vật.
+ Nhân vật:
- Số lượng: ít.
- Đặc điểm: tập trung vào một số phương diện.
+ Sự kiện, biến cố: không nhiều, tập trung vào một tình huống cụ thể.
+ Chi tiết: chọn lọc, mang dụng ý nghệ thuật của nhà văn.
+ Giá trị tư tưởng: rất rộng lớn, sâu sắc.
- Giá trị hiện thực
- Giá trị nhân đạo
- Về nghệ thuật:
+ Xây dựng nhân vật thông qua lai lịch, xuất thân, ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, diễn biến tâm lí nhân vật,…
+ Nghệ thuật trần thuật:
- Ngôi kể: ngôi thứ nhất, ngôi thứ ba
- Điểm nhìn
+ Kết cấu: theo trật tự thời gian hoặc đảo trật tự sự việc.
3. Kết bài: Khẳng định giá trị của thể loại truyện ngắn đối với dòng chảy văn học.
Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 154)
Đọc đoạn trích để tìm gợi ý cho việc lập dàn bài và viết bài.
Gợi ý Văn 8 Soạn bài Thuyết minh về một thể loại văn học do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc bác bạn học tập vui vẻ