CÂU GHÉP
(Tiếp theo)
I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 123)
- Quan hệ giữa các vế câu: nguyên nhân – kết quả.
+ Vế chỉ nguyên nhân: bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.
+ Vế chỉ kết quả: có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp.
Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 123)
- Một số quan hệ ý nghĩa khác:
+ Quan hệ điều kiện – giả thiết: nếu … thì.
Ví dụ: Nếu trời mưa thì chúng tôi sẽ liên hoan ở nhà, không đi cắm trại nữa.
+ Quan hệ tương phản: tuy … nhưng, mặc dù … nhưng,…
Ví dụ: Tuy thầy Tùng rất nghiêm khắc nhưng học trò vẫn luôn yêu quý, kính trọng thầy.
+ Quan hệ tăng tiến: không chỉ … mà con, không những … mà còn
Ví dụ: Thầy Hùng không những dạy hay mà thầy còn đá bóng giỏi nữa.
+ Quan hệ lựa chọn: hay, hoặc.
Ví dụ: Oanh ở nhà hay Oanh đi chơi?
II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Các vế của câu ghép có quan hệ ý nghĩa với nhau khá chặt chẽ. Những quan hệ thường gặp là: quan hệ nguyên nhân, quan hệ điều kiện (giả thiết), quan hệ tương phải, quan hệ tăng tiến, quan hệ lựa chọn, quan hệ bổ sung, quan hệ tiếp nối, quan hệ đồng thời, quan hệ giải thích.
- Mối quan hệ thường được đánh dấu bằng những quan hệ từ, cặp quan hệ từ hoặc cặp từ hô ứng nhất định. Tuy nhiên, để nhận biết chính xác quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu, trong nhiều trường hợp, ta phải dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.
III. GỢI Ý LUYỆN TẬP
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 124)
Câu | Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép |
a. | - Vế 1 – vế 2: kết quả - nguyên nhân - Vế 2 – vế 3: được giải thích – giải thích |
b. | Giả thiết – kết luận |
c. | Tăng tiến |
d. | Tương phản, đối lập |
e. | - Câu 1: tiếp nối - Câu 2: nguyên nhân – kết quả |
Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 124)
a, b.
Câu ghép | Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép |
Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch. | Điều kiện – kết luận |
Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. | Điều kiện – kết luận |
Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. | Điều kiện – kết luận |
Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ,… | Điều kiện – kết luận |
Buổi sớm, mặt trời lên ngang cột buồm, sương tan, trời mới quang. | Nguyên nhân – kết quả |
Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển. | Nguyên nhân – kết quả |
c. Không nên tách mỗi vế câu trên thành một câu đơn, vì nội dung, ý nghĩa của các câu văn sẽ bị thay đổi, đoạn văn sẽ mất đi sự mạch lạc, logic.
Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 125)
- Về mặt lập luận: không nên tách các vế của câu ghép thành câu đơn vì sẽ làm mất mối quan hệ logic giữa các vế trong câu.
- Xét về giá trị biểu hiện, những câu ghép dài như vậy góp phần biểu hiện tính cách của nhân vật: sự dài dòng trong cách nói chuyện của lão Hạc; đồng thời tác giả cũng thể hiện hoàn cảnh éo le, trớ trêu của lão Hạc.
Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 125)
a.
- Quan hệ ý nghĩa: quan hệ điều kiện – kết quả.
- Không nên tách mỗi vế câu thành câu đơn. Vì các vế của câu ghép này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
b. Nếu tách các vế trong các câu ghép thứ nhất và thứ bà thành một câu đơn, ta được các câu văn ngắn, nối tiếp nhau, nhịp câu nhanh, gấp, bị ngắt quãng. Qua đó, có thể thấy được sự nghẹn ngào, đau đớn của nhân vật.
Gợi ý Văn 8 Soạn bài Câu ghép (tiếp theo) do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc bác bạn học tập vui vẻ.