CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI
Câu a (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 10)
* Nghĩa của từ động vật rộng hơn nghĩa của các từ thú, chim, cá vì phạm vi nghĩa của từ động vật bao hàm phạm vi nghĩa của các từ thú, chim, cá:
- Động vật: sinh vật có khả năng tự di chuyển, có cảm giác.
- Thú: động vật có xương sống, nuôi con bằng sữa…
- Chim: động vật có lông vũ, có cánh để bay, thường đẻ trứng…
- Cá: động vật sống dưới nước, hô hấp bằng mang…
Câu b (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 10)
- Nghĩa của từ thú rộng hơn nghĩa của các từ voi, hươu vì phạm vi nghĩa của từ thú bao hàm phạm vi nghĩa của các từ voi, hươu:
+ Thú: động vật có xương sống, nuôi con bằng sữa…
+ Voi: thú lớn sống ở vùng nhiệt đới, mũi dài thành vòi, răng nanh dài thành ngà, tai to, da rất dày…
+ Hươu: thú rừng thuộc nhóm nhai lại, có gạc rụng hằng năm.
- Nghĩa của từ chim rộng hơn nghĩa của các từ tu hú, sáo vì phạm vi nghĩa của từ chim bao hàm phạm vi nghĩa của các từ tu hú, sáo:
+ Chim: động vật có lông vũ, có cánh để bay, thường đẻ trứng…
+ Tu hú: chim lớn hơn sáo, lông màu đen, hoặc đen nhạt có điểm nhiều chấm trắng, thường đẻ trứng vào tổ sáo sậu hay ác là và kêu vào đầu mùa hè.
+ Sáo: chim nhỏ, lông đen có điểm trắng ở cánh, thường sống thành đàn.
- Nghĩa của từ cá rộng hơn nghĩa của các từ cá rô, cá thu vì phạm vi nghĩa của từ cá bao hàm phạm vi nghĩa của các từ cá rô, cá thu:
+ Cá: động vật sống dưới nước, hô hấp bằng mang…
+ Cá rô: cá nước ngọt thường sống ở ao hồ, thân hình bầu dục, hơi dẹp, vảy cứng, vây lưng có gai, có thể sống rất dai ngoài nước.
+ Cá thu: cá biển sống ở tầng mặt, thân dẹp, hình thoi, gốc đuôi hẹp, thịt ngon.
c. Nghĩa của từ thú rộng hơn nghĩa các từ voi, hươu và hẹp hơn nghĩa của từ động vật.
Nghĩa của từ chim rộng hơn nghĩa của các từ tu hú, sáo và hẹp hơn nghĩa của từ động vật.
Nghĩa của từ cá rộng hơn nghĩa của các từ cá rô, cá thu và hẹp hơn nghĩa của từ động vật.
II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
* Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác:
- Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
- Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
- Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.
III. GỢI Ý LUYỆN TẬP
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 11)
Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 11)
a. nhiên liệu
b. nghệ thuật
c. món ăn
d. nhìn
e. đánh
Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 11)
a. xe cộ: xe máy, xe đạp, ô tô, xe buýt, công nông, xích lô, xe đạp điện,…
b. kim loại: vàng, bạc, sắt, đồng, chì,…
c. hoa quả: chuối, lê, mít, bưởi, sầu riêng,…
d. (người) họ hàng: cô, chú, bác, dì, mợ, cậu, ông, bà,…
e. mang: vác, khiêng, cầm, gánh, cắp,…
Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 11)
a. Thuốc lào
b. Thủ quỹ
c. Bút điện
d. Hoa tai
Câu 5 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 11)
- 3 động từ cùng thuộc một phạm vi nghĩa: khóc, nức nở, sụt sùi.
- Từ có nghĩa rộng bao hàm nghĩa của hai từ còn lại: khóc.
Hy vọng Soạn bài Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ của ICAN soạn thảo giúp bạn học tốt Ngữ Văn 8 tốt hơn. Chúc bạn học tập vui vẻ