ican
Soạn Văn 8
Bố cục của văn bản

Soạn bài Bố cục của văn bản siêu ngắn

Ngữ Văn 8: Soạn bài Bố cục của văn bản siêu ngắn chi tiết nhất, do đội ngũ Giáo viên ICAN trực tiếp biên soạn, giúp học sinh học Ngữ Văn 8 tốt hơn

Ican

BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN

I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

* BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 24)

- Văn bản có thể chia làm 3 phần:

+ Phần 1: Từ đầu cho đến “không màng danh lợi”.

+ Phần 2: Từ “Học trò theo ông rất đông” cho đến “có khi không cho vào thăm”.

+ Phần 3: Còn lại.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 24)

- Nhiệm vụ của từng phần trong văn bản trên:

+ Phần 1: Giới thiệu về thầy giáo Chu Văn An.

+ Phần 2: Tài năng, nhân cách của thầy giáo Chu Văn An.

+ Phần 3: Đánh giá cuộc đời, sự nghiệp, công đức của thầy giáo Chu Văn An.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 24)

- Mối quan hệ giữa các phần trong văn bản:

+ Các phần gắn bó chặt chẽ với nhau, phần trước là tiền đề cho phần sau, phần sau là sự tiếp nối phần trước.

+ Đều tập trung làm rõ chủ đề văn bản: “Người thầy đạo cao đức trọng”.

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 24)

- Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề. Văn bản thường có bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

- Phần Mở bài có nhiệm vụ nêu ra chủ đề của văn bản. Phần Thân bài thường có một số đoạn nhỏ trình bày các khía cạnh của chủ đề. Phần Kết bài tổng kết chủ đề của văn bản.

- Các phần có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để tập trung làm rõ chủ đề của văn bản.

* CÁCH BỐ TRÍ, SẮP XẾP NỘI DUNG PHẦN THÂN BÀI CỦA VĂN BẢN

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 25)

- Phần Thân bài văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh kể về những sự kiện như sau:

+ Nhân vật “tôi” hồi tưởng về ngày khai trường đầu tiên của mình.

+ Cảm xúc của nhân vật “tôi” trên đường tới trường.

+ Cảm xúc của nhân vật “tôi” khi tập trung ở sân trường.

+ Cảm xúc của nhân vật “tôi” khi vào lớp học.

- Các sự kiện ấy được sắp xếp theo trình tự thời gian và theo mạch liên tưởng: liên tưởng đến những thời điểm khác nhau để làm nổi bật sự khác nhau trong cảm xúc của nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên tới trường.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 25)

- Phần Thân bài của văn bản “Trong lòng mẹ” được sắp xếp theo trật tự cảm xúc của nhân vật cậu bé Hồng:

+ Hồng rất thương và nhớ mẹ.

+ Hồng căm giận những cổ tục đã đày đọa mẹ em.

+ Niềm sung sướng cực điểm khi được gặp mẹ sau thời gian dài xa cách.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 25)

- Khi tả người, vật, con vật, phong cảnh,… em sẽ lần lượt miêu tả theo trình tự thời gian, không gian hoặc từ bao quát đến chi tiết, từ chỉnh thể đến bộ phận.

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 25)

- Cách sắp xếp các sự việc trong văn bản “Người thầy đạo cao”:

+ Chu Văn An là một người thầy có đạo cao.

+ Chu Văn An là một người có đức trọng.

Câu 5 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 25)

- Nội dung phần Thân bài được tình bày theo trình tự tùy thuộc vào kiểu văn bản, chủ đề, ý đồ giao tiếp của người viết. Nhìn chung, nội dung ấy thường được sắp xếp theo trình tự thời gian và không gian, theo sự phát triển của sự việc hay theo mạch suy luận, sao cho phù hợp với sự triển khai chủ đề và sự tiếp nhận của người đọc.

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

- Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề. Văn bản thường có bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

- Phần Mở bài có nhiệm vụ nêu ra chủ đề của văn bản. Phần Thân bài thường có một số đoạn nhỏ trình bày các khía cạnh của chủ đề. Phần Kết bài tổng kết chủ đề của văn bản.

- Nội dung phần Thân bài được tình bày theo trình tự tùy thuộc vào kiểu văn bản, chủ đề, ý đồ giao tiếp của người viết. Nhìn chung, nội dung ấy thường được sắp xếp theo trình tự thời gian và không gian, theo sự phát triển của sự việc hay theo mạch suy luận, sao cho phù hợp với sự triển khai chủ đề và sự tiếp nhận của người đọc.

III. GỢI Ý LUYỆN TẬP

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 26)

a. Thứ tự không gian: nhìn xa -> gần -> tận nơi -> đi xa đần.

b. Thứ tự thời gian: ban ngày -> về chiều -> về đêm.

c. Trình tự: sắp xếp theo tầm quan trọng của dẫn chứng đối với việc chứng minh luận điểm.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 27)

- Nếu phải trình bày về lòng thương mẹ của chú bé Hồng ở văn bản “Trong lòng mẹ”, em sẽ trình bày và sắp xếp chúng như sau:

+ Ý 1: Hoàn cảnh của bé Hồng.

+ Ý 2: Lòng thương mẹ trong cuộc trò chuyện với người cô.

+ Ý 3: Lòng thương mẹ thể hiện khi gặp mẹ sau thời gian dài xa cách.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 27)

- Cách sắp xếp chưa hợp lí, nên giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ rồi mới đến phần chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ.

 

Hy vọng Soạn bài Bố cục của văn bản siêu ngắn của ICAN soạn thảo giúp bạn học tốt Ngữ Văn 8 tốt hơn. Chúc bạn học tập vui vẻ

Đánh giá (491)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy