ican
Ngữ Văn 8
Xây dựng đoạn văn trong văn bản

Soạn bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản

Ngữ Văn 8: Soạn bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản chi tiết nhất, do đội ngũ Giáo viên ICAN trực tiếp biên soạn, giúp học sinh học Ngữ Văn 8 tốt hơn

Ican

XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN

I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

* THẾ NÀO LÀ ĐOẠN VĂN

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 34)

- Văn bản gồm 2 ý:

+ Thuyết minh về tác giả Ngô Tất Tố.

+ Thuyết minh về tác phẩm “Tắt đèn”.

- Mỗi ý được triển khai thành một đoạn văn.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 35)

Dấu hiệu hình thức để nhận diện đoạn văn: Bắt đầu từ chữ cái viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 35)

- Các đặc điểm cơ bản của đoạn văn:

+ Hình thức: Bắt đầu từ chữ cái viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.

+ Nội dung: biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.

* TỪ NGỮ VÀ CÂU TRONG ĐOẠN VĂN

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 35)

a. Các từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong đoạn văn: Ngô Tất Tố, ông, nhà văn.

b. Câu then chốt của đoạn văn: “Tắt đèn” là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố.

Đây là câu chủ đề vì nó mang ý nghĩa khái quát, thâu tóm ý nghĩa của cả đoạn văn.

c. Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 35)

a.

- Đoạn 1:

+ Không có câu chủ đề.

+ Có từ ngữ chủ đề.

+ Các câu văn có mối quan hệ bình đẳng, cùng góp phần thể hiện chủ đề.

- Đoạn 2:

+ Có câu chủ đề.

+ Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn.

+ Các câu văn còn lại triển khai các ý đã nêu trong câu chủ đề.

b.

- Đoạn văn có câu chủ đề: “Như vậy, lá cây có màu xanh là do chất diệp lục chứa trong thành phần tế bào”. Nó nằm ở vị trí cuối cùng trong đoạn văn.

- Nội dung được trình bày theo trình tự: cụ thể à khái quát.

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

- Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.

- Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần (thường là chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.

- Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn bằng các phép diễn dịch, quy nạp, song hành,…

III. GỢI Ý LUYỆN TẬP

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 36)

- Bài văn được chia thành 2 ý:

+ Ý 1 (Đoạn văn số 1): Giới thiệu nhân vật và nêu tình huống truyện.

+ Ý 2 (Đoạn văn số 2): Diễn biến và kết thúc câu chuyện.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 36)

a. Chủ đề của đoạn văn nằm ở câu số 1: “Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương”.

=> Đoạn văn được trình bày theo kiểu diễn dịch.

b. Đoạn văn không có câu chủ đề, chỉ có từ ngữ chủ đề: “mưa”.

=> Đoạn văn được trình bày theo kiểu song hành.

c. Đoạn văn không có câu chủ đề, chỉ có từ ngữ chủ đề: Nguyên Hồng, ông.

=> Đoạn văn được trình bày theo kiểu song hành.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 37)

* Câu chủ đề: “Lịch sử nước ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.

- Đoạn văn diễn dịch:

+ Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn: “Lịch sử nước ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.

+ Các câu tiếp theo triển khai nội dung nằm ở câu chủ đề:

  • Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng chống quân Hán.
  • Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu chống ách xâm lược của nhà Đông Ngô.
  • Cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên do Trần Hưng Đạo lãnh đạo.
  • Cuộc kháng chiến đánh đuổi giặc Minh ra khởi bờ cõi nước ta do Lê Lợi đứng đầu.
  • Cuộc kháng chiến đánh đuổi 29 vạn quân Thanh do Quang Trung trực tiếp chỉ huy.

- Đoạn văn quy nạp:

+ Các câu văn đầu: nêu các cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc.

  • Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng chống quân Hán.
  • Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu chống ách xâm lược của nhà Đông Ngô.
  • Cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên do Trần Hưng Đạo lãnh đạo.
  • Cuộc kháng chiến đánh đuổi giặc Minh ra khởi bờ cõi nước ta do Lê Lợi đứng đầu.
  • Cuộc kháng chiến đánh đuổi 29 vạn quân Thanh do Quang Trung trực tiếp chỉ huy.

+ Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn: “Lịch sử nước ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 37)

Câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” mang đến những bài học quý báu cho con người trên hành trình chinh phục thành công. Trước hết, chúng ta không được sờn lòng, nản chí, phải biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Vấp ngã ở đâu, hãy đứng dậy ở đó, tự đúc rút cho bản thân những kinh nghiệm từ thất bại. Với nhiều người, câu tục ngữ này trở thành kim chỉ nam trong cuộc đời, giúp con người có niềm tin, niềm lạc quan hơn trong cuộc sống mà không “thui chột” tài năng, không bỏ phí thời gian trong những suy nghĩ tiêu cực, trong đau khổ vì thất bại.

=> Đoạn văn được trình bày theo lối diễn dịch.

 

Hy vọng Soạn bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản của ICAN soạn thảo giúp bạn học tốt Ngữ Văn 8 tốt hơn. Chúc bạn học tập vui vẻ

Đánh giá (469)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy