ican
Ngữ Văn 8
Viết bài tập làm văn số 3 - Văn Thuyết minh (làm tại lớp) (trang 145)

Soạn bài Viết bài tập làm văn số 3 siêu ngắn

Văn 8 Soạn bài Viết bài tập làm văn số 3 siêu ngắn: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Viết bài tập làm văn số 3 siêu ngắn giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 – VĂN THUYẾT MINH

I. DÀN Ý CHUNG

1. Mở bài: Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh.

2. Thân bài: Trình bày cấu tạo, các đặc điểm, lợi ích,… của đối tượng.

3. Kết bài: Bày tỏ thái độ đối với đối tượng.

II. MỘT SỐ ĐỀ GỢI Ý

Đề 1: Thuyết minh về kính đeo mắt.

a. Mở bài: Giới thiệu về đối tượng cần thuyết minh: Kính đeo mắt.

b. Thân bài:

- Cấu tạo của kính: 2 bộ phận:

+ Tròng kính: nâng đỡ kính.

+ Gọng kính: có hình tròn/ vuông, được mài, cắt cho phù hợp với gọng kính.

- Có nhiều loại kính: có kính dành cho người cận thị, có kính dành cho người loạn thị, có kính dành cho người già, có kính râm để đi đường, có kính thời trang…

- Cách sử dụng và bảo quản kính:

+ Dùng kính khi đi đường, khi đọc sách, học tập…

+ Với những người cận nhẹ, chỉ nên sử dụng kính trong những lúc học tập, không nên sử dụng kính thường xuyên khiến lệ thuộc vào kính.

+ Bảo quản kính trong hộp đựng kính, thường xuyên lau chùi kính.

+ Không nằm hay đè lên kính…

c. Kết bài: Cảm nghĩ về chiếc kính mắt.

Đề 2: Thuyết minh về cây bút máy hoặc bút bi.

a. Mở bài: Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh: Bút bi.

b. Thân bài:

- Nêu nguồn gốc ra đời của bút bi:

+ László Bíró, một biên tập viên tờ báo người Hungary (sau này nhập quốc tịch Argentina) thất vọng với việc sử dụng bút mực đã sáng tạo nên bút bi dùng mực máy in, khô rất nhanh.

- Nêu đặc điểm cấu tạo của chiếc bút:

+ Bút gồm mấy bộ phận?

+ Bộ phận nào đóng vai trò chính?

+ Bút được làm từ chất liệu gì?

+ Kích thước, mẫu mã, kiểu dáng như thế nào?

- Công dụng của bút bi:

+ Là người bạn thân thiết đồng hành với con người trong hành trình chinh phục tri thức nhân loại.

+ Phong trào sử dụng bút bi Thiên Long – đưa trẻ đến trường đã giúp đỡ được nhiều trẻ em vùng cao có cơ hội cắp sách tới trường…

- Bảo quản và sử dụng bút bi như thế nào để không bị hỏng?

+ Không để bút rơi, gãy ngòi.

+ Khi sử dụng xong, có thể đậy nắp bút hoặc cất bút vào hộp bút…

c. Kết bài:

Đề 3: Giới thiệu đôi dép lốp trong thời kháng chiến.

a. Mở bài: Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh: đôi dép lốp.

b. Thân bài:

- Nêu nguồn gốc ra đời của đôi dép lốp: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, khi cuộc sống còn nhiều thiếu thốn, nhân dân ta đã tận dụng lốp xe ô tô cũ của địch để làm dép lốp.

- Cấu tạo:

+ Đế dép được cắt từ vỏ lốp ô tô theo hình bàn chân. Trên đế làm những khe nhỏ để luồn quai dép.

+ Có 4 cái quai dép, hai cái song song, hai cái chéo bên trên, đơn giản mà rất chắc chắn.

- Công dụng:

+ Bền.

+ Đi êm chân.

+ Phù hợp với việc hành quân, đi đường dài.

+ Dễ sửa chữa.

+ Dễ vệ sinh…

- Ý nghĩa:

+ Nhân chứng cho một thời gian khổ của dân tộc.

+ Biểu tượng cho vẻ đẹp của người lính cụ Hồ: giản dị, mộc mạc, chân chất, tất cả chiến đấu vì Tổ quốc thân thương…

c. Kết bài: Cảm nghĩ về đôi dép lốp thời kháng chiến.

Đề 4: Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.

a. Mở bài: Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh: Tà áo dài Việt Nam.

b. Thân bài:

- Nguồn gốc:

+ Kiểu áo sơ khai của áo dài là áo giao lãnh bốn vạt, tiền thân của áo tứ thân.

+ Để tiện hơn cho việc buôn bán, đồng áng, người xưa đã tạo nên ông tứ thân gọn ghẽ với hai vạt trước rời nhau có thể buộc lại, hai vạt sau liền thành một tà áo.

+ Bước đột phá tạo nên tà áo dài ngày hôm nay chính là áo dài Lemur do họa sĩ Cát Tường sáng tạo vào năm 1939.

+ Đầu năm 1960, bà Trần Lệ Xuân, vợ của ông Ngô Đình Nhu đã thiết kế ra kiểu áo dài hở cổ, bỏ đi phần cổ áo, hay còn gọi là cổ thuyền, cổ khoét. Chiếc áo này vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ vì đi ngược lại với thuần phong mĩ tục của người Việt.

+ Những năm 1960, áo dài chít eo thách thức quan điểm truyền thống, trở thành kiểu dáng thời thượng.

- Cấu tạo:

+ Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 – 5 cm, khoét hình chữ V trước cổ càng làm tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ.

+ Thân áo may vừa vặn, ôm sát người mặc. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm 2 tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông.

+ Áo dài được mặc với quần. Quần áo dài được may chấm gót chân.

- Công dụng:

+ Chiếc áo dài là quốc phục của người Việt Nam.

+ Tôn lên vẻ đẹp duyên dáng, thướt tha của người con gái Việt.

+ Thường hay được mặc trong các ngày lễ tết.

+ Là nguồn cảm hứng vô tận cho nghệ thuật: nhạc, họa, thơ ca…

+ Mang hình ảnh của con người, đất nước Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.

c. Kết bài: Cảm nghĩ về tà áo dài Việt Nam.

 

Gợi ý Văn 8 Soạn bài Viết bài tập làm văn số 3 siêu ngắn do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc bác bạn học tập vui vẻ

Đánh giá (216)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy