ican
Ngữ Văn 8
Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Soạn bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Ngữ Văn 8: Soạn bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội chi tiết nhất, do đội ngũ Giáo viên ICAN trực tiếp biên soạn, giúp học sinh học Ngữ Văn 8 tốt hơn

Ican

TỪ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI

I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu hỏi phần I. Từ ngữ địa phương (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 56)

- Từ địa phương: bắp, bẹ

- Từ toàn dân: ngô

Câu hỏi phần II. Biệt ngữ xã hội (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 57)

a. Trong các đoạn văn này, có chỗ tác giả dùng từ mẹ, có chỗ dùng từ mợ vì hai từ cùng nói về một người, nhưng ở hai trường hợp khác nhau. “Mẹ” là cách gọi khi tự nói với lòng mình, gọi phổ biến chung, gọi “mợ” khi nói với người cô, đó là cách gọi trước Cách mạng tháng Tám.

b. Từ ngỗng có nghĩa là điểm thấp (điểm 2 – hình dáng con ngỗng giống số 2), trúng tủ có nghĩa là đề thi vào đúng câu đã học kĩ.

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 57)

- Việc sử dụng từ ngữ địa phương hay biệt ngữ xã hội cần chú ý hoàn cảnh giao tiếp để sử dụng cho phù hợp.

- Không nên lạm dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội bởi không phải đối tượng nào cũng hiểu nghĩa của từ và sử dụng được những từ đó.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 57)

Tác giả Nguyên Hồng trong bài Nhớ, Bỉ vỏ có sử dụng các từ ngữ địa phương như "mô", "bầy tui", "ví"… nhằm:

+ Làm tăng giá trị biểu cảm cho đoạn thơ

+ Tô đậm màu sắc địa phương, tầng lớp xã hội và tính cách nhân vật.

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

- Khác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.

- Khác với từ ngữ toàn dân, biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.

- Việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp. Trong thơ văn, tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ thuộc hai lớp từ này để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật.

- Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết.

III. GỢI Ý LUYỆN TẬP

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 58)

Từ ngữ địa phương

Từ ngữ toàn dân

má, u, bầm

mẹ

heo

lợn

Vào

nói trổng

nói trống không

ba

bố

Chén

Bát

vết thẹo

vết sẹo

mô, rứa

đâu, thế nào

 

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 59)

- Một số từ ngữ của tầng lớp học sinh:

+ ngỗng (điểm 2), cọc trâu (điểm 1), trứng (điểm 0): Bài viết của tao được con ngỗng mày ạ.

+ phao (tài liệu): Phao này khó phát hiện lắm!

+ quay (nhìn, sao chép tài liệu): Giám thị nhắc nhở vì có học sinh quay bài.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 59)

- Trường hợp nên dùng từ ngữ địa phương: a

- Trường hợp nên dùng từ ngữ toàn dân: b, c, d, e, g

Câu 4* (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 59)

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông

(Ca dao)

Bầm ơi, có rét không bầm

Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn.

(Bầm ơi, Tố Hữu)

Trèo lên trên rẫy khoai lang

Chẻ tre đan sịa cho nàng phơi khoai.

(Hò ba lí của Quảng Nam)

Câu 5 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 59)

Trao đổi trong nhóm các bài tập làm văn. Đọc và sửa giúp nhau các lỗi lạm dụng từ ngữ địa phương trong mỗi bài tập làm văn.

 

Hy vọng Soạn bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội của ICAN soạn thảo giúp bạn học tốt Ngữ Văn 8 tốt hơn. Chúc bạn học tập vui vẻ

Đánh giá (495)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy