ican
Ngữ Văn 8
Trợ từ, thán từ

Soạn bài Trợ từ, thán từ

Ngữ Văn 8: Soạn bài Trợ từ, thán từ chi tiết nhất, do đội ngũ Giáo viên ICAN trực tiếp biên soạn, giúp học sinh học Ngữ Văn 8 tốt hơn

Ican

TRỢ TỪ, THÁN TỪ

I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1 phần I. Trợ từ (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 69)

* Khác nhau :

- Nó ăn hai bát cơm: nói lên sự việc khách quan.

- Nó ăn những hai bát cơm: ngoài ý nghĩa khách quan, còn có ý nhấn mạnh đánh giá việc nó ăn hai bát cơm là nhiều.

- Nó ăn có hai bát cơm: đánh giá nó ăn hai bát cơm là ít, không đạt mức bình thường.

Câu 2 phần I. Trợ từ (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 69)

Các từ "những" và "có" đều đi kèm cụm từ "hai bát cơm" nhằm biểu thị mức độ đánh giá, nhấn mạnh biểu thị sự vật, sự việc được nói đến trong câu.

Câu 1 phần II. Thán từ (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 69)

Các từ “này”, “a” và “vâng” trong những đoạn trích sau đây biểu thị:

+ Từ “này” để gọi, thu hút sự chú ý của người đối diện.

+ Từ “A” bộc lộ cảm xúc tức giận khi nhận ra điều xấu đang ập đến

+ Từ “vâng” thể hiện sự lễ phép của người bề dưới với người bề trên.

Câu 2 phần II. Thán từ (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 69)

Câu trả lời đúng:

a, Các từ ấy có thể làm thành một câu độc lập.

d, Các từ ấy có thể cùng những từ khác làm thành một câu và thường đứng đầu câu.

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Trợ từ

- Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một số từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.

Ví dụ: những, có, chính, đích, ngay,…

2. Thán từ

- Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành một câu đặc biệt.

- Thán từ gồm hai loại chính:

+ Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a, ái, ô, ô hay, ôi, than ôi, trời ơi,…

+ Thán từ gọi đáp: này, ơi, vâng, dạ, ừ,…

III. GỢI Ý LUYỆN TẬP

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 70)

Các câu có chứa trợ từ là :

a. Chính thầy hiệu trưởng đã tặng tôi quyển sách này.

c. Ngay tôi cũng không biết đến việc này.

g. Cô ấy đẹp ơi đẹp.

i. Tôi nhắc anh những ba bốn lần mà anh vẫn quên.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 70)

a. Trợ từ “lấy” có tác dụng nhấn mạnh mức tối thiểu, tới việc đã rất lâu không nhận được bất cứ một lá thư, lời hỏi thăm, sự quan tâm của mẹ.

b. Trợ từ “nguyên” nhấn mạnh duy chỉ một thứ. Trợ từ “đến” nhấn mạnh mức độ cao, làm ít nhiều ngạc nhiên.

c. Trợ từ “cả” biểu thị nhấn mạnh về mức độ cao, ý bao hàm.

d. Trợ từ “cứ” biểu thị nhấn mạnh thêm về sắc thái khẳng định, không kể khách quan như thế nào.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 71)

Các thán từ là :

a. này, à

b. ấy

c. vâng

d. chao ôi

e. hỡi ơi

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 71)

Nghĩa của các thán từ :

a.

- Ha ha : từ gợi tả tiếng cười to tỏ ý thoải mái.

- Ái ái : tiếng thốt lên khi bị đau đột ngột.

b. Than ôi : biểu thị sự đau buồn, thương tiếc.

Câu 5 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 71)

- Ôi không! Bạn đang làm cái gì thế ?

- Vâng, chiều em sẽ nấu cơm giúp chị.

- Ơ kìa! Tôi đang làm phần đấy rồi mà !

- Trời ơi! Con làm gì mà bày đồ bừa ra nhà thế ?

- Ôi, phong cảnh ở đây mới đẹp làm sao !

Câu 6 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 71)

Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ Gọi dạ bảo vâng.

+ Gọi dạ bảo vâng chỉ người biết lễ phép, có thái độ cung kính đối với người bề trên.

+ Câu tục ngữ này khuyên chúng ta phải khiêm nhường, lễ phép, lễ độ.

 

Hy vọng Soạn bài Trợ từ, thán từ của ICAN soạn thảo giúp bạn học tốt Ngữ Văn 8 tốt hơn. Chúc bạn học tập vui vẻ

Đánh giá (248)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy