ican
Ngữ Văn 8
Ôn tập truyện kí Việt Nam (trang 104)

Soạn bài Ôn tập truyện kí Việt Nam

Soạn bài Ôn tập truyện kí Việt Nam siêu ngắn gọn do đội ngũ giáo viên ICAN soạn thảo giúp học sinh nắm vững kiến thức, học môn Ngữ Văn 8 dễ dàng.

Ican

ÔN TẬP TRUYỆN KÍ VIỆT NAM

HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 104)

Tên văn bản, tác giả

Thể loại

Phương thức biểu đạt

Nội dung chủ yếu

Đặc sắc nghệ thuật

Tôi đi học (1941)–Thanh Tịnh (1911-1988)

Truyện ngắn

Tự sự xen miêu tả và biểu cảm

Nhân vật tôi nhớ lại những kỉ niệm buổi tựu trường đầu tiên của mình.

Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh độc đáo. Điểm nhìn trẻ thơ hồn nhiên, trong sáng.

Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu – 1940) -Nguyên Hồng (1918-1982)

Hồi kí

Tự sự xen miêu tả và biểu cảm.

Tình yêu thương mẹ sâu sắc và niềm hạnh phúc vô bờ khi được ở trong lòng mẹ.

Miêu tả chân thực, so sánh tiêu biểu, lời văn tha thiết, cảm động.

Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn – 1939) - Ngô Tất Tố (1893-1954)

Tiểu thuyết

Tự sự xen miêu tả và biểu cảm.

Tố cáo tội ác của xã hội thực dân phong kiến. Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng, sức phản kháng mạnh mẽ của chị Dậu.

Khắc họa nhân vật và miêu tả hiện thực một cách chân thực, sinh động.

Lão Hạc – Nam Cao (1917-1951)

Truyện ngắn

Tự sự xen miêu tả và biểu cảm.

Số phận đau khổ, bế tắc của Lão Hạc – người nông dân nghèo có lòng tự trọng, giàu lòng vị tha, trong sạch, đáng kính.

Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo, miêu tả tâm lí sâu sắc, cách kể chuyện tự nhiên linh hoạt vừa chân thực vừa đậm chất triết lí và trữ tình.

 

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 104)

- Những điểm giống nhau:

+ Đều là văn tự sự, là truyện kí Việt Nam hiện đại.

+ Đều lấy đề tài về cuộc sống và con người đương thời với tác giả.

+ Đều chan chứa tinh thần nhân đạo, tố cáo những gì xấu xa, tàn ác, chà đạp lên cuộc sống của những người bình thường, ca ngợi, trân trọng những tình cảm, phẩm chất tốt đẹp của con người.

+ Đều viết bằng lối văn hiện đại, chân thực, phản ánh cuộc sống sinh động.

- Những điểm khác nhau:

+ Về thể loại: Nguyên Hồng viết hồi kí, Ngô Tất Tố viết tiểu thuyết, Nam Cao viết truyện ngắn.

+ Về đối tượng: Nguyên Hồng viết về trẻ thơ và người mẹ nghèo thành thị. Ngô Tất Tố và Nam Cao viết về nông dân. Ngô Tất Tố viết về người phụ nữ nông dân, còn Nam Cao viết về một lão nông dân.

Câu 3 (Sách giáo khoa ngữ văn 8 tập 1 – trang 104)

Ví dụ:

Em thích nhất là nhân vật chị Dậu. Qua diễn biến tâm trạng nhân vật chị Dậu trong đoạn trích, ta thấy hiện lên vẻ đẹp của một người phụ nữ nông dân tính tình hiền dịu, mộc mạc, yêu chồng và thương con hết mực. Nhưng chị cũng không phải là một người phụ nữ yếu đuối. Đằng sau vẻ ngoài hiền dịu tiềm tàng một sức sống, một sức phản kháng mãnh liệt khi bị đẩy vào bước đường cùng. Đây chính là phản ứng chính đáng của người nông dân khi bị chà đạp, bóc lột từ bọn thống trị tàn ác.

Trên đây là gợi ý soạn bài Ôn tập truyện kí Việt Nam siêu ngắn gọn do giáo viên ICAN trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ.

Đánh giá (461)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy