ican
Ngữ Văn 8
Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh

Soạn bài Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh

Văn 8 Soạn bài Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn.

Ican

ĐỀ VĂN THUYẾT MINH VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH

I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 137)

- Phạm vi các đề nêu trên: Đề nêu đối tượng thuyết minh gồm có: con người, đồ vật, di tích, con vật, thực vật, món ăn, đồ chơi, lễ tết.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 138)

a. Đối tượng thuyết minh: Xe đạp.

b.

- Mở bài (Từ đầu cho đến “nhờ sức người”): Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh.

- Thân bài (Từ chỗ tiếp theo cho đến “chỗ tay cầm”): Giới thiệu cấu tạo của xe đạp, nguyên tắc hoạt động của xe đạp.

- Kết bài (Còn lại): Công dụng của xe đạp; vị trí của xe đạp trong tương lai.

c.

- Xe gồm 3 bộ phận: Hệ thống truyền động, điều khiển, chuyên chở.

- Các bộ phận đó được sắp xếp theo một trình tự hợp lí để thấy rõ được nguyên lí hoạt động của xe đạp. Nếu phân tích theo cách khác thì không nói được cơ chế hoạt động của xe đạp.

d. Tác giả đã dùng phương pháp giải thích và phương pháp liệt kê.

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

- Đề văn thuyết minh nêu các đối tượng để người làm bài trình bày tri thức về chúng.

- Để làm bài văn thuyết minh, cần tìm hiểu kĩ đối tượng thuyết minh, xác định rõ phạm vi tri thức về đối tượng đó; sử dụng phương pháp thuyết minh thích hợp; ngôn từ chính xác, dễ hiểu.

- Bố cục bài văn thuyết minh thường có ba phần:

+ Mở bài: giới thiệu đối tượng thuyết minh.

+ Thân bài: trình bày cấu tạo, các đặc điểm, lợi ích,… của đối tượng.

+ Kết bài: bày tỏ thái độ đối với đối tượng.

III. GỢI Ý LUYỆN TẬP

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 140)

a. Mở bài: Giới thiệu về đối tượng cần thuyết minh: Chiếc nón lá Việt Nam.

b. Thân bài:

- Nêu định nghĩa về chiếc nón lá: Nón lá là đồ vật gần gũi, quen thuộc trong đời sống người dân Việt.

- Các loại nón: Nón ba tầm, nón quai thao, nón Bài Thơ, nón dấu, nón gõ…

- Hình dạng của nón lá: thường là hình chóp.

- Nguyên liệu làm nón:

+ Lá tre.

+ Lá cọ.

+ Lá dừa.

=> Nguyên liệu sẵn có, gần gũi với cuộc sống người dân quê.

- Cách làm nón:

+ Xử lí nguyên liệu: chọn lá, phơi, sấy.

+ Chuốt vành, lên khung, xếp lá.

+ Chằm nón.

- Nơi sản xuất nón: Huế, Hà Nội, Quảng Bình, làng Chuông…

- Công dụng của nón:

+ Che nắng, che mưa.

+ Có thể dùng làm quạt.

+ Làm quà tặng nhau.

+ Làm đẹp cho người phụ nữ Việt Nam.

+ Trở thành nguồn cảm hứng cho nghệ thuật: văn học, nhạc, họa…

+ Gắn liền với đời sống tinh thần của người Việt: đi hội, đi học…

c. Kết bài: Cảm nghĩ về chiếc nón lá.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 140)

 

Gợi ý Văn 8 Soạn bài Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc bác bạn học tập vui vẻ.

Đánh giá (357)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy