ican
Ngữ Văn 8
Đập đá ở Côn Lôn

Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn

Văn 8 Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN

- Phan Chu Trinh -

I. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 150)

- Không gian: Núi non hùng vĩ, biển rộng mênh mông.

- Điều kiện làm việc: khắc nghiệt, khó khăn, gian khổ.

- Tính chất công việc: công việc nặng nhọc, vất vả và lao lực đặc biệt là khi phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt của nơi đầu sóng ngọn gió.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 150)

-Hai lớp nghĩa trong bốn câu thơ đầu của bài thơ:

+ Lớp nghĩa thức nhất: (lớp nghĩa tả thực) miêu tả cảnh đập đá ở Côn Lôn – một công việc khổ sai đầy vất vả, mệt nhọc mà bọn giặc bày ra để hành hạ những người tù cách mạng.

+ Lớp nghĩa thứ hai: (lớp nghĩa tượng trưng) qua việc miêu tả cảnh đập đá, hình ảnh người chí sĩ yêu nước hiện lên đầy hiên ngang lẫm liệt.

-Giá trị nghệ thuật của bốn câu thơ:

+ Tác giả mượn hình ảnh tả thực của không gian đập đá: “Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn” để nói đến tư thế trượng phu sừng sững lẫm liệt của người tù khổ sai – người anh hùng.

+ Các hình ảnh “làm cho lở núi non”, “xách búa đánh tan năm bảy đống”, “ra tay đập bể mấy tram hòn” vừa tả thực vừa gợi ra sức mạnh phi thường của một dũng sĩ đầu đội trời chân đạp đất.

- Khẩu khí của tác giả: ngang tàng, sảng khoái có phần ngạo nghễ.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 150)

- Ý nghĩa của bốn câu thơ cuối: thể hiện vẻ đẹp tinh thần của người chí sĩ cách mạng thông qua khẩu khí ngang tàng, niềm tin và ý chí sắt đá không chịu khuất phục.

- Cách thức thể hiện: thế tương quan đối lập:

+ Đối lập giữa những thử thách gian khổ, trường kì với sự bền bỉ, dẻo dai, kiên trung của người chiến sĩ: tháng ngày, mưa nắng / thân sành sỏi, dạ sắc son.

+ Đối lập giữa chí lớn của người mưu đồ nghiệp lớn (vá trời) với những gian nan gặp phải khi lỡ bước.

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Giá trị nội dung

Bài thơ giúp ta cảm nhận một hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù gặp bước nguy nan nhưng vẫn không sờn lòng đổi chí.

2. Giá trị nghệ thuật

- Bút pháp lãng mạn.

- Giọng điệu hào hùng.

III. GỢI Ý LUYỆN TẬP

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 150)

Học sinh luyện đọc diễn cảm.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 – trang 150)

- Những nhà Nho yêu nước hiện lên với sự iên ngang, khí phách hào hùng, coi thường khó khăn, gian khổ.

- Những nhà Nho yêu nước có niềm tin sắt đá, ý chí quyết tâm, kiên định với con đường cứu nước.

- Khẩu khí ngang tàng, ngạo nghễ.

 

Gợi ý Văn 8 Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc bác bạn học tập vui vẻ

Đánh giá (448)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy