TÍNH THEO CÔNG THỨC HÓA HỌC
A. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM
I. Biết công thức hóa học của hợp chất, hãy xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất:
- Các bước tính toán:
Bước 1: Tìm khối lượng mol của hợp chất.
Bước 2: Tìm số mol nguyên tử và mỗi nguyên tố có trong một mol hợp chất.
Bước 3: Từ số mol hãy tính khối lượng của mỗi nguyên tố có trong hợp chất theo mol đã biết.
Bước 4: Tính thành phần % theo khối lượng mỗi nguyên tố, theo công thức sau:
% mA = \(\frac{{{m}_{A}}}{{{m}_{HC}}}\)x 100%;…
% mA’ = 100% - %mA - %mA”…..
VD: Tính thành phần % khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất CaCO3
Hướng dẫn giải
- Tính khối lượng mol: \({{M}_{CaC{{O}_{3}}}}\)= 40 + 12 + (16 . 3)= 100 (gam)
- Thành phần % về khối lượng các nguyên tố:
%Ca= \[\frac{40}{100}\].100%=40%
%C = \[\frac{12}{100}\].100%= 12%
%O = \[\frac{3.16}{100}\].100%=48%
II. Biết thành phần các nguyên tố, hãy xác định công thức hóa học của hợp chất:
- Các bước tính toán:
Bước 1: Tìm khối lượng của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất.
Bước 2: Tìm số mol nguyên tử và mỗi nguyên tố có trong một mol hợp chất.
Bước 3: Công thức hóa học của hợp chất dựa vào tỉ lệ các nguyên tử nguyên tố.
VD: Hợp chất A phần % theo khối lượng của các nguyên tố được phân tích như sau: 40% Cu; 20% S và 40% O. Tìm CTHH của A, biết khối lượng mol của A là 160 g/mol.
Hướng dẫn giải
Bước 1: Tìm khối lượng của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất:
– mCu = \(\frac{40.160}{100}\) = 64 (g)
– mS = \(\frac{20.160}{100}\) = 32 (g)
– mO = 160 – 64 – 32 = 64 (g)
Bước 2: Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất:
– nCu = \(\frac{64}{64}\) = 1 mol
– nS = \(\frac{32}{32}\) = 1 mol
– nO = \(\frac{64}{16}\) = 4 mol
⇒ Trong 1 phân tử hợp chất có: 1 nguyên tử Cu, 1 nguyên tử S và 4 nguyên tử O.
Vậy công thức hóa học của hợp chất cần tìm là CuSO4.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP
DẠNG BÀI LẬP CÔNG THỨC HÓA HỌC DỰA VÀO TỈ LỆ KHỐI LƯỢNG CÁC NGUYÊN TỐ TRONG HỢP CHẤT.
PHƯƠNG PHÁP GIẢI
- Ở dạng này, đề bài thường cho dạng: “Cho hợp chất gồm 2 nguyên tố X và Y, trong đó: tỉ lệ khối lượng của X và Y là a:b. Tìm công thức của hợp chất”.
- Cách làm chung cho dạng bài này như sau:
+ Bước 1: Gọi công thức hóa học tổng quát của hợp chất có dạng là XxYy (x; y nguyên dương).
+ Bước 2: Giả sử khối lượng của nguyên tố X là a (g); khối lượng của nguyên tố Y là b (g).
+ Bước 3: Tính mol của X và Y suy ra tỉ lệ các nguyên tử của các nguyên tố X; Y trong hợp chất.
+ Bước 4: Kết luận công thức hóa học của hợp chất.
Ví dụ 1: Tìm công thức hóa học của một oxit sắt, biết tỷ lệ khối lượng của sắt và oxi là 7:3
Hướng dẫn giải:
Gọi công thức hóa học của oxit sắt cần tìm là: FexOy (x, y nguyên dương).
Giả sử khối lượng của nguyên tố Fe là 7 (g); khối lượng của nguyên tố O là 3 (g).
nFe = \(\frac{7}{56}\) mol nO = \(\frac{3}{16}\) mol
=> Ta có tỉ lệ : nFe : nO = x : y = \(\frac{7}{56}: \frac{3}{16}= \frac{2}{3}\)
Vậy công thức của oxit sắt là Fe2O3
C. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA
Bài 1 (trang 71 SGK Hoá học 8):
Tìm thành phần phần trăm (theo khối lượng) các nguyên tố hóa học có trong những hợp chất sau:
a) CO và CO2.
b) Fe3O4 và Fe2O3.
c) SO2 và SO3.
Hướng dẫn giải:
a) + Trong hợp chất CO có MCO = 28 (g/mol)
%C = \(\frac{{{M}_{C}}}{{{M}_{CO}}}\).100% = \(\frac{12}{28}\) . 100% = 42,8 %
%O = 100 – 42,8 = 57,2 %
+ Trong hợp chất CO2 có \({{M}_{C{{O}_{2}}}}\) = 44 g/mol
%C = \(\frac{{{M}_{C}}}{{{M}_{C{{O}_{2}}}}}\).100% = \(\frac{12}{44}\) . 100% = 27,3%
%O = 100% - 27,3% = 72,7%
b) + Trong hợp chất Fe2O3 có \({{M}_{F{{e}_{2}}{{O}_{3}}}}\) =160 g/mol
%Fe = \(\frac{2.{{M}_{Fe}}}{{{M}_{F{{e}_{2}}{{O}_{3}}}}}\).100% = \(\frac{2.56}{160}\). 100% = 70%
%O = 100% - 70% = 30%
+ Trong hợp chất Fe3O4 có \({{M}_{F{{e}_{3}}{{O}_{4}}}}\)= 232 g/mol
%Fe =\( \frac{3.{{M}_{Fe}}}{{{M}_{F{{e}_{3}}{{O}_{4}}}}}\) .100% = \(\frac{3.56}{232}\) . 100% =72,4%
%O = 100% - 72,4% = 27,6%
c) + Trong hợp chất SO2 có \({{M}_{S{{O}_{2}}}}\) = 64 g/mol
%S = \(\frac{{{M}_{S}}}{{{M}_{S{{O}_{2}}}}}\) .100% = \(\frac{32}{64}\) . 100% = 50%
%O = 100% - 50% = 50%
+ Trong hợp chất SO3 có \({{M}_{S{{O}_{3}}}}\) = 80 g/mol
%S = \(\frac{{{M}_{S}}}{{{M}_{S{{O}_{3}}}}}\) .100% = \(\frac{32}{80}\) . 100% = 40%
%O -= 100% - 40% = 60%
Bài 2 (trang 71 SGK Hoá học 8):
Hãy tìm công thức hóa học của những hợp chất có thành phần các nguyên tố như sau:
a) Hợp chất A có khối lượng mol phân tử là 58,5g/mol có thành phần các nguyên tố 60,68% Cl và còn lại là Na.
b) Hợp chất B có khối lượng mol phân tử là 106g/mol, thành phần 43,4% Na 11,3% C và 45,3% O.
Hướng dẫn giải:
a) MA = 58,5 g/mol
MCl = %Cl.\(\frac{{{M}_{A}}}{100}\) = \(\frac{60,68.58,5}{100}\)= 35,5 (g) => nCl = \(\frac{35,5}{35,5}\) = 1 (mol)
MNa = 58,5 - 35,5 = 23 (g) => nNa = \(\frac{23}{23}\) = 1 (mol)
=> trong một phân tử hợp chất có: 1 nguyên tử Na và 1 nguyên tử Cl.
+ Công thức hóa học của hợp chất A là: NaCl.
b) MB = 106 g/mol
MNa =%Na. \(\frac{{{M}_{B}}}{100}\) = \(\frac{43,4.106}{100}\) = 46 (g) => nNa = \(\frac{46}{23}\) = 2 (mol)
MC =%C. \(\frac{{{M}_{B}}}{100}\) = \(\frac{11,3.106}{100}\)= 12 (g) => nC = \(\frac{12}{12}\) = 1 (mol)
MO = 106 - 46 - 12 = 48 (g) => nO = \(\frac{48}{16}\) = 3 (mol)
=> trong một phân tử hợp chất có: 2 nguyên tử Na, 1 nguyên tử C và 3 nguyên tử O.
- Công thức hóa học của hợp chất B là: Na2CO3
Bài 3 (trang 71 SGK Hoá học 8):
Công thức hóa học của đường là C12H22O11.
a) Có bao nhiêu mol nguyên tử C, H, O trong 1,5 mol đường?
b) Tính khối lượng mol đường.
c) Trong 1 mol đường có bao nhiêu gam các nguyên tố C, H, O.
Hướng dẫn giải:
a) Số mol nguyên tử C, H, O trong 1,5 mol đường
Trong 1 mol đường có 12 mol C; 22 mol H và 11 mol O.
=> trong 1,5 mol đường có \(\frac{1,5.12}{1}=18\) mol C, có \(\frac{1,5.22}{1}=33\) mol H và có \(\frac{1,5.11}{1}=16,5\)mol O.
b) Khối lượng mol đường:
\({{M}_{{{C}_{12}}{{H}_{22}}{{O}_{11}}}}\) = 12. 12 + 22.1 + 16.11 = 342g
c) Trong 1 mol đường có 12 mol C; 22 mol H và 11 mol O.
=> mC = 12.12 = 144 g; mH = 22.1 = 22g; mO = 11.16 = 176g
Đáp án C
Bài 4 (trang 141 SGK Hoá học 8):
Một loại oxit đồng màu đen có khối lượng mol phân tử là 80g. Oxit này có thành phần là 80% Cu và 20% O. Hãy tìm công thức hóa học của loại oxit đồng nói trên.
Hướng dẫn giải:
Gọi công thức tổng quát của đồng oxit là CuxOy (x; y nguyên dương)
Ta có: Moxit đồng = 80 g/mol
MCu = %Cu.\(\frac{{{M}_{oxit}}}{100}\) = \(\frac{80.80}{100}\) = 64 g => nCu = \(\frac{64}{64}\) = 1 mol;
MO = O.\(\frac{{{M}_{oxit}}}{100}\) = \(\frac{20.80}{100}\) = 16 g => nO = \(\frac{16}{16}\) = 1 mol;
Ta có tỉ lệ: x: y = nCu : nO = 1:1
trong 1 phân tử hợp chất đồng oxit có 1 nguyên tử Cu và 1 nguyên tử O.
Vậy công thức hóa học của oxit đồng là CuO.
Bài 5 (trang 141 SGK Hoá học 8):
Hãy tìm công thức hóa học của khí A.
- Khí A nặng hơn khí hiđro 17 lần.
- Thành phần theo khối lượng của khí A là 5,88% H và 94,12% S.
Hướng dẫn giải:
Theo giải thiết có: \({{d}_{A/{{H}_{2}}}}\)= 17 => MA = 17 . 2 = 34
Gọi công thức chung của khí A là HaS (a nguyên dương)
Khối lượng của mỗi nguyên tố có trong 1 mol khí A
=> MH =%H. \(\frac{{{M}_{A}}}{100}\) = \(\frac{5,88.34}{100}\) = 2 (g) => nH = \(\frac{2}{1}\) = 2 mol;
MS = %S.\(\frac{{{M}_{A}}}{100}\) = \(\frac{94,12.34}{100}\) = 32(g) => nS = \(\frac{32}{32}\) = 1mol
Ta có tỉ lệ: nH : nS = 2:1
Suy ra trong 1 phân tử hợp chất A có 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử S. Do đó công thức hóa học của khí A là H2S.
Trên đây là gợi ý giải Hoá 8 bài tính theo công thức hóa học mà ICAN soạn thảo. Cảm ơn bạn đã theo dõi và chia sẻ nhé. Chúc các bạn học vui vẻ.