OXIT
I. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM
1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1. Oxit: là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.
Ví dụ:
Một số oxit thường gặp: đồng (II) oxit (CuO), sắt (III) oxit (Fe2O3), ...
2. Công thức của oxit MxOy gồm có kí hiệu của oxi O kèm theo chỉ số y và kí hiệu của một nguyên tố khác M (có hóa trị n) kèm theo chỉ số x của nó theo đúng quy tắc về hóa trị:
II.y = n.x
2. PHÂN LOẠI OXIT
Chia oxit thành 2 loại chính:
+ Oxit bazơ: Thường là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ.
VD: CaO tương ứng với Ca(OH)2, Fe2O3 tương ứng với Fe(OH)3 …
+ Oxit axit: Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit.
VD: SO3 tương ứng với H2SO4 P2O5 tương ứng với H3PO4 …
3. GỌI TÊN OXIT
Gọi tên: Tên oxit = tên nguyên tố + oxit
VD: CaO: Canxi oxit; NO: Nitơ oxit.
¤ Lưu ý: + Nếu kim loại có nhiều hóa trị:
g Tên gọi = tên kim loại (kèm hóa trị) + oxit
VD: FeO: Sắt (II) oxit; Fe2O3: Sắt (III) oxit.
+ Nếu phi kim có nhiều hóa trị:
g Tên gọi = tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim +tên phi kim+ tiền tố chỉ số nguyên tử oxi+ oxit
Các tiền tố thường gặp: 1 – mono (thường bỏ qua); 2 – đi; 3 – tri; 4 –tetra;5 – penta
VD: SO2: Lưu huỳnh đioxit; P2O5: Điphotpho pentaoxit.
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP
Dạng 1. Gọi tên oxit
- Cần nắm vững kiến thức:
Tên oxit của kim loại = Tên kim loại + hoá trị (nếu kim loại có nhiều hóa trị) + oxit
Tên oxit của phi kim = Tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim + tên phi kim + tiền tố chỉ số nguyên tử oxi + oxit
Dạng 2. xác định công thức oxit dựa vào khối lượng mol phân tử hoặc phần trăm khối lượng
- Gọi công thức của oxit có dạng R2On
- Dựa vào khối lượng mol phân tử hoặc phần trăm khối lượng => xác định mối liên hệ giữa R và n
- Lập bảng xác định R dựa vào n, cho n từ 1, 2, 3, 4… Nếu đầu bài đã cho biết R hoặc n thì không cần lập bảng.
- Chọn giá trị R phù hợp với n và kết luận nguyên tố R.
III. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA
Bài 1 (trang 91 SGK Hoá học 8):
Chọn từ thích hợp trong khung, điền vào ô trống trong các câu sau đây:
Oxit là ... của ... nguyên tố, trong đó có một ... là ... Tên của oxit là tên ... cộng với từ ...
Hướng dẫn giải:
Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi. Tên của oxit là tên nguyên tố cộng với từ oxit.
Bài 2 (trang 91 SGK Hoá học 8):
a) Lập công thức hóa học của một loại oxit của photpho, biết rằng hóa trị của photpho là V.
b) Lập công thức hóa học của crom(III) oxit.
Hướng dẫn giải:
Gọi công thức hóa học oxi của photpho là PxOy
Áp dụng quy tắc hóa trị cho: \(P_{x}^{V}O_{y}^{II}\)
V.x = y.II \(\to \frac{x}{y} = \frac{II}{V}\)
Chọn x = 2 ; y = 5
Vậy công thức cần tìm là P2O5
b) Gọi công thức hóa học của oxi Crom là CrxOy
Áp dụng quy tắc hóa trị cho: \(Cr_{x}^{III}O_{y}^{II}\)
III.x = y.II \(\to \frac{x}{y} = \frac{II}{III}\)
Chọn x = 2 ; y = 3
Vậy công thức cần tìm là Cr2O3
Bài 3 (trang 91 SGK Hoá học 8):
a) Hãy viết công thức hóa học của hai oxit axit và hai oxit bazơ.
b) Nhận xét về thành phần trong công thức của các oxit đó.
c) Chỉ ra cách gọi tên mỗi oxit đó.
Hướng dẫn giải:
a) Hai oxit axit:
P2O5: điphotpho pentaoxit.
SO3: lưu huỳnh trioxit.
Hai oxit bazơ:
CaO: canxi oxit.
Al2O3: nhôm oxit.
b) Thành phần của oxit:
SO3: gồm hai nguyên tố là S và O
CaO: gồm hai nguyên tố là Ca và O
c) Cách gọi tên:
Tên oxit: Tên nguyên tố + oxit
- Nếu kim loại có nhiều hóa trị:
Tên gọi: tên kim loại (kèm theo hóa trị) + oxit
- Nếu phi kim có nhiều hóa trị:
Tên gọi: Tên phi kim (có tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) + oxit (có tiền tố chỉ số nguyên tử oxi).
Bài 4 (trang 91 SGK Hoá học 8):
Cho các oxit có công thức hóa học như sau:
a) SO3.
b) N2O5.
c) CO2.
d) Fe2O3.
e) CuO.
g) CaO.
Những chất nào thuộc loại oxit bazơ? Những chất nào thuộc loại oxit axit?
Hướng dẫn giải:
- Oxit bazơ: Fe2O3; CuO; CaO
- Oxit axit: SO3; N2O5; CO2
Bài 5 (trang 91 SGK Hoá học 8):
Có một số công thức hóa học được viết như sau:
Na2O, NaO, CaCO3, Ca(OH)2, HCl, CaO, Ca2O, FeO.
Hãy chỉ ra các công thức hóa học viết sai.
Hướng dẫn giải:
Công thức hóa học viết sai: NaO, Ca2O
Sửa lại: Na2O, CaO.
Hy vọng Hóa 8 Oxit của ICAN soạn thảo giúp bạn học Hoá 8 tốt hơn. Chúc các bạn học tập vui.