ican
Hóa học 8
Bài 10: Bài luyện tập 2

Bài luyện tập 2

Hóa 8 bài Bài luyện tập 2: Lý thuyết trọng tâm, giải bài tập sách giáo khoa bài Bài luyện tập 2 giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

BÀI LUYỆN TẬP 2

A. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM

1. Công thức hóa học:

Công thức hóa học của đơn chất (dạng Ax)

Công thức hóa học của hợp chất (AxByCz)

Kim loại: Kí hiệu hóa học của nguyên tố là công thức hóa học.

VD: Đồng: Cu

Natri: Na; …..

Phi kim:

+ Phi kim gồm 1 số nguyên tử liên kết với nhau (thường là 2) thì thêm chỉ số này ở chân kí hiệu.

VD: Khí hidro: H2;

Khí Clo: Cl2….

+ Một số phi kim khác thì kí hiệu là công thức hóa học.

VD: Cacbon: C

Lưu huỳnh: S; …..

- Gồm kí hiệu hóa học của những nguyên tố tạo ra chất, kèm chỉ số ở chân.

 

VD: Nước: H2O

Natri clorua: NaCl;…

 

2. Hóa trị:

- Là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố đó với nguyên tử nguyên tố khác.

- Hóa trị được xác định theo hóa trị của H bằng I. Hóa trị của O bằng II.

- Ví dụ: HCl thì( Cl:I ), NH3 thì( N:III ), K2O thì( K: I ), Al2O3 thì( Al: III ).

- Quy tắc hóa trị:

Ta có: Aax Bby

Trong đó: a;b là hóa trị của A và B
x, y là chỉ số của A và B.

=> Có: a.x = b.y hay =  

Hay quy tắc hóa trị được phát biểu như sau: “Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa ttrị của nguyên tố kia”.

B. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

Bài 1 (trang 41 SGK Hoá học 8):

Hãy tính hóa trị của đồng Cu, photpho P, silic Si, và sắt Fe trong các công thức hóa học sau: Cu(OH)2, PCl5, SiO2, Fe(NO3)3.

Biết các nhóm (OH), (NO3), Cl đều hóa trị I.

Hướng dẫn giải:

Áp dụng quy tắc hóa trị cho công thức: Aax Bby

Ta có : x. a = y. b

Biết các nhóm (OH), (NO3), Cl đều hóa trị I nên:

* Đối với Cu(OH)2 thì:

Gọi hóa trị của Cu trong hợp chất là a.

=> ta có: a . 1 = I . 2 => a = II.

Vậy hóa trị của Cu trong hợp chất là II.

* PCl5

Gọi hóa trị của P trong hợp chất là a.

=> ta có: a . 1 = I . 5 => a = V.

Vậy hóa trị của P trong hợp chất là V.

* SiO2

Gọi hóa trị của Si trong hợp chất là a.

=> ta có: a . 1 = II . 2 => a = IV.

Vậy hóa trị của Si trong hợp chất là IV.

* Fe(NO3)3

Gọi hóa trị của Fe trong hợp chất là a.

=> ta có: a . 1 = I . 3 => a = III.

Vậy hóa trị của Fe trong hợp chất là III.

Bài 2 (trang 41 SGK Hoá học 8):

Cho biết công thức hóa học của hợp chất của nguyên tố X với O và hợp chất của nguyên tố Y với H như sau (X, Y là những nguyên tố nào đó): XO, YH3.

Hãy chọn công thức hóa học nào là đúng cho hợp chất của X với Y trong số các công thức sau đây:

A. XY3 B. X3Y C. X2Y3 D. XY

Hướng dẫn giải:

Công thức hóa học hợp chất của nguyên tố XO và YH3, với O hóa trị II, và H hóa trị I.

⇒ theo qui tắc hóa trị suy ra được X có hóa trị II và Y có hóa trị III

Áp dụng quy tắc hóa trị cho hợp chất của X và Y có II.x = III.y (với x; y là hệ số của X và Y)

=> x = 3 và y = 2.

Vậy, công thức hóa học đúng nhất cho hợp chất X và Y là X3Y2.

Vậy, công thức d đúng nhất.

Bài 3 (trang 41 SGK Hoá học 8):

Theo hóa trị của sắt trong hợp chất có công thức hóa học là Fe2O3 hãy chọn công thức hóa học đúng trong số các công thức hợp chất có phân tử Fe liên kết với (SO4) hóa trị (II) sau:

A. FeSO4. B. Fe2SO4. C. Fe2(SO4)2. D. Fe2(SO4)3. E. Fe3(SO4)2.

Hướng dẫn giải:

Ta có: Với Fe2O3 mà O hóa trị II và Fe hóa trị III.

Áp dụng quy tắc hóa trị cho hợp chất của Fe và nhóm SO4 có III.x = II.y (với x; y là hệ số của Fe và nhóm SO4)

=> x = 2 và y = 3.

=> công thức hóa trị đúng hợp chất có phân tử gồm Fe liên kết với (SO4) hóa trị II là Fe2(SO4)3.

Vậy công thức đúng: D. Fe2(SO4)3

Bài 4 (trang 41 SGK Hoá học 8):

Lập công thức hóa học và tính phân tử khối của hợp chất có phần tử gồm kali K(I), bari Ba(II), nhôm Al(III) lần lượt liên kết với:

a) Cl.

b) Nhóm (SO4).

Hướng dẫn giải:

a) * Gọi công thức hóa học chung của K(I) và Cl (I) là KIxClIy

Theo quy tắc hóa trị ta có:

I . x = I. y => \[\frac{x}{y}=\frac{1}{1}\] nên x = 1, y = 1

Vậy công thức hóa học của hợp chất là KCl.

Phân tử khối của KCl là: 39 + 35,5 = 74,5 đvC

* Gọi công thức hóa học chung của Ba(II) và Cl (I) là BaIIxClIy

II . x = I. y => \[\frac{x}{y}=\frac{1}{2}\] nên x = 1, y = 2

Vậy CTHH của hợp chất là BaCl2

Phân tử khối của BaCl2 là: 137 + 35,5 x 2 = 208 đvC

* Gọi công thức hóa học chung của Al(III) và Cl (I) là AlIIIxClIy

III . x = I. y => \[\frac{x}{y}=\frac{1}{3}\] nên x = 1, y = 3

Vậy CTHH của hợp chất là AlCl3

Phân tử khối : 27 + 35,5 x 3 = 133,5 đvC

b) * Gọi công thức hóa học chung của K(I) và SO4 (II) là KIx(SO4)IIy

I . x = II. y => \[\frac{x}{y}=\frac{2}{1}\] nên x = 2, y = 1

Vậy CTHH của hợp chất là K2SO4

Phân tử khối : 39.2 + 32 + 16 x 4 = 174 đvC

* Gọi công thức hóa học chung của Ba(II) và SO4 (II) là BaIIx(SO4)IIy

II . x = II. y => \[\frac{x}{y}=\frac{1}{1}\] nên x = 1, y = 1

Vậy CTHH của hợp chất là BaSO4

Phân tử khối : 137 + 32 + 16 x 4 = 233 đvC

* Gọi công thức hóa học chung của Al(III) và SO4 (II) là AlIIIx(SO4)IIy

III . x = II. y => \[\frac{x}{y}=\frac{2}{3}\] nên x = 2, y = 3

Vậy CTHH của hợp chất là Al2(SO4)3

Phân tử khối : 27.2 + (32 + 16 x 4).3 = 342 đvC

 

Trên đây là gợi ý giải bài tập Hóa 8 bài Bài luyện tập 2 do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ

Đánh giá (305)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy