BÀI 4. HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG
A. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM
Hình trên là một hình lăng trụ đứng ( còn gọi tắt là lăng trụ đứng). Trong hình này :
- $$A,B,C,D,{{A}_{1}},{{B}_{1}},{{C}_{1}},{{D}_{1}}$$ là các đỉnh.
- Các mặt $$AB{{B}_{1}}{{A}_{1}},BC{{C}_{1}}{{B}_{1}},...$$ là những hình chữ nhật. Chúng được gọi là các mặt bên.
- Hai mặt $$ABCD,{{A}_{1}}{{B}_{1}}{{C}_{1}}{{D}_{1}}$$ là hai đáy.
Hình lăng trụ trên có hai đáy là tứ giác nên goijlaf lăng trụ đứng tứ giác, kí hiệu $$ABCD.{{A}_{1}}{{B}_{1}}{{C}_{1}}{{D}_{1}}$$.
Hình hộp chữ nhật, hình lập phương cũng là những hình lăng trụ đứng.
Hình lăng trụ đứng có đáy là hình bình hành được gọi là hình hộp đứng.
Hình trên là hình ảnh một lăng trụ đứng tam giác.
Trong hình lăng trụ đó :
- Hai mặt đáy ABC và DEF là những tam giác bằng nhau (và nằm trong hai mặt phẳng song song).
- Các mặt bên ADEB, BEFC, CFDA là hình chữ nhật.
- Độ dài một cạnh bên gọi là chiều cao. Trong hình trên, chiều cao của lăng trụ bằng độ dài đoạn thẳng AD.
Chú ý
- BCFE là một hình chữ nhật, khi vẽ nó trên mặt phẳng, ta thường vẽ thành hình bình hành.
- Các cạnh song song vẽ thành các đoạn thẳng song song.
- Các cạnh vuông góc có thể không vẽ thành các đoạn thẳng vuông góc (EB và EF chẳng hạn).
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP
Dạng 1. Tính số cạnh, số mặt, số đỉnh, số cạnh bên của hình lăng trụ
Cách giải :
Dựa vào hình vẽ bài cho, đếm số cạnh, số mặt, số đỉnh theo yêu cầu của bài toán.
Dạng 2. Hoàn thành hình vẽ bài cho thành hình hộp hoàn chỉnh
Cách giải :
Áp dụng tính chất trong hình lăng trụ đứng :
- Các cạnh bên song song và bằng nhau.
- Hai đáy bằng nhau và nằm trong hai mặt phẳng song song.
- Khi vẽ hình chữ nhật (hoặc hình vuông) trên mặt phẳng, ta thường vẽ thành hình bình hành.
- Các cạnh song song vẽ thành các đoạn thẳng song song.
- Các cạnh vuông góc có thể không vẽ thành các đoạn thẳng vuông góc.
Dạng 3.Tìm cặp cạnh song song, vuông góc trong lăng trụ
Cách giải :
- Trong hình lăng trụ đứng, các mặt bên vuông góc với hai mặt đáy.
- Trong hình lăng trụ đứng, các cạnh bên song song với nhau và vuông góc với hai mặt đáy.
- Trong hình lăng trụ đứng, hai mặt đáy song song với nhau.
C. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA
Bài 19. SGK toán 8 tập 2 trang 108
Hình | a | b | c | d |
Số cạnh của một đáy | 3 | 4 | 6 | 5 |
Số mặt bên | 3 | 4 | 6 | 5 |
Số đỉnh | 6 | 8 | 12 | 10 |
Số cạnh bên | 3 | 4 | 6 | 5 |
Bài 20. SGK toán 8 tập 2 trang 108
Bài 21. SGK toán 8 tập 2 trang 108
Mặt/Cạnh | AA’ | CC’ | BB’ | A’C’ | B’C’ | A’B’ | AC | CB | AB |
ACB | $$\bot $$ | $$\bot $$ | $$\bot $$ | $$//$$ | $$//$$ | $$//$$ |
|
|
|
A’C’B’ | $$\bot $$ | $$\bot $$ | $$\bot $$ |
|
|
| $$//$$ | $$//$$ | $$//$$ |
ABB’A’ |
| $$//$$ |
|
|
|
|
|
|
|
Bài 22. SGK toán 8 tập 2 trang 109
Vẽ hình 99a vào vở. Sau đó cắt hình và gấp lại để được hình lăng trụ .đứng.