ican
Giải SGK Hóa 8
Bài 11: Sự biến đổi chất

Sự biến đổi chất

Hóa 8 bài Sự biến đổi chất: Lý thuyết trọng tâm, giải bài tập sách giáo khoa bài Sự biến đổi chất giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT

A. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM

1. Hiện tượng vật lí:

- Là hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.

VD:

- Một số dấu hiệu nhận biết:

+ Có sự thay đổi trạng thái: rắn → lỏng; lỏng → khí…

+ Có sự giãm nở thể tích.

+ Có sự biến đổi về mặt cơ học.

+ Không tạo thành chất mới.

2. Hiện tượng hóa học:

- Là hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác.

VD:

- Một số dấu hiệu nhận biết:

+ Có chất mới tạo thành.

+ Biến đổi đi kèm tỏa nhiệt hoặc phát sáng…

+ Có kèm theo 1 số sự thay đổi khác như: màu sắc, mùi vị, có khí thoát ra…

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

DẠNG BÀI TẬP PHÂN BIỆT HIỆN TƯỢNG HÓA HỌC – HIỆN TƯỢNG VẬT LÍ

PHƯƠNG PHÁP GIẢI

  • Cần nắm được những khái niệm, dấu hiệu của các hiện tượng:

- Hiện tượng vật lí: là hiện tượng chỉ biến đổi về thể, trạng thái của chất, không có chất mới sinh ra.

- Hượng tượng hóa học: là hiện tượng biến đổi chất này thành chất mới.

- Dấu hiệu chính để phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học là có chất mới tạo thành.

Ví dụ 1: Trong số những quá trình kể dưới đây, cho biết đâu là hiện tượng vật lý, đâu là hiện tượng hóa học. Giải thích?

a. Quả táo bị ngả sang màu nâu khi bị gọt bỏ vỏ.

b. Quá trình quang hợp của cây xanh.

c. Sự đông đặc ở mỡ động vật.

d. Ly sữa có vị chua khi để lâu ngoài không khí.

e. Quá trình bẻ đôi viên phấn.

f. Quá trình lên men rượu.

g. Quá trình ra mực của bút bi.

Hướng dẫn giải:

Hiện tượng vật lí

Hiện tượng hóa học

c. Sự đông đặc ở mỡ động vật

a. Quả táo bị ngả sang màu nâu khi bị gọt bỏ vỏ.

e. Quá trình bẻ đôi viên phấn

b. Quá trình quang hợp của cây xanh.

g. Quá trình ra mực của bút bi.

d. Ly sữa có vị chua khi để lâu ngoài không khí.

 

f. Quá trình lên men rượu.

 

C. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

Bài 1 (trang 47 SGK Hoá học 8):

Dấu hiệu nào là chính để phân biệt hiện tượng hóa học với hiện tượng vật lí?

Hướng dẫn giải:

Dấu hiệu chính để nhận biết hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học là: ở hiện tượng hóa học có tạo thành chất mới; còn ở hiện tượng vật lí thì không.

Bài 2 (trang 47 SGK Hoá học 8):

Trong số những quá trình kể dưới đây, cho biết đâu là hiện tượng hóa học, đâu là hiện tượng vật lí. Giải thích.

a) Lưu huỳnh cháy trong không khí tạo ra chất khí mùi hắc (khi lưu huỳnh đioxit).

b) Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.

c) Trong lò nung đá vôi, canxi cacbonat chuyển đến thành vôi sống (canxi oxit) và khí cacbon đioxit thoát ra ngoài.

d) Cồn để trong lọ không khí khi bay hơi.

Hướng dẫn giải:

Câu số

Hiện tượng

Giải thích

a.

Hiện tượng hóa học

Vì đã tạo thành chất mới (là chất khí và có mùi hắc) => gọi là lưu huỳnh đioxit.

b.

Hiện tượng vật lí

Vì lúc này không sinh ra chất mới mà thủy tinh chỉ thay đổi hình dạng dưới tác dụng của nhiệt; không bị biến đổi về chất.

c.

Hiện tượng hóa học

Vì đã tạo thành chất mới, đó là vôi sống và khí cacbon ddioxxit (nhìn thấy khí thoát ra bằng mắt thường được).

d.

Hiện tượng vật lí

Vì không tạo thành chất mới; cồn lúc này chỉ bị thay đổi về thể tích và bay hơi do tính chất vật lí chứ không tác dụng với chất nào.

Bài 3 (trang 47 SGK Hoá học 8):

Khi đốt nến (làm bằng parafin), nến chảy lỏng thấm vào bấc, sau đó nến lỏng chuyển thành hơi. Hơi nến cháy trong không khí tạo ra khí cacbon đioxit và hơi nước.

Hãy phân tích và chỉ ra ở giai đoạn nào diễn ra hiện tượng vật lí, giai đoạn nào diễn ra hiện tượng hóa học. Cho biết: Trong không khí có khí oxi và nến cháy là do có chất này tham gia.

Hướng dẫn giải:

Giai đoạn

Hiện tượng

Phân tích

Giai đoạn 1 (khí đốt nến…. thấm vào bấc).

Hiện tượng vật lí

Nến bị biến dạng từ rắn → lỏng dưới tác dụng của nhiệt (chỉ thay đổi trạng thái; không biến đổi về chất).

Giai đoạn 2 (sau đó, nến lỏng…hơi).

Hiện tượng vật lí

Nến bị biến dạng từ lỏng → hơi (chỉ thay đổi trạng thái; không biến đổi về chất).

Giai đoạn 3 (Hơi nến cháy…. hơi nước).

Hiện tượng hóa học

Vì lúc này nến (làm bằng paraffin) cháy có sinh ra chất mới khác nhau (là khí cacbon đioxit và hơi nước).

Trên đây là gợi ý giải bài tập Hóa 8 bài Sự biến đổi chất do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ 

Đánh giá (377)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy