VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ
I, HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI
Đặc điểm của văn bản đề nghị
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 124)
Đọc kĩ các văn bản đề nghị.
Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 125)
a) Văn bản đề nghị viết nhằm mục đích trình bày nhu cầu chính đáng của người viết về một việc gì đó muốn được giúp đỡ, xem xét, thay đổi, điều chỉnh,…
b) Giấy đề nghị cần chú ý:
- Nội dung: cần nêu rõ: Ai đề nghị? Đề nghị ai (nơi nảo)? Đề nghị điều gì?
- Hình thức: trình bày ngắn gọn, trang trọng, sáng sủa theo một số mục đã quy định sẵn.
c) Một số tình huống trong sinh hoạt, học tập ở trường lớp cần đề nghị: đề nghị sửa lại bàn ghế bị hỏng, đề nghị tổ chức cuộc họp bàn luận, tìm giả pháp khắc phục tình trạng học tập chưa tốt của lớp,…
Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 125)
- Các tình huống cần viết giấy đề nghị:
+ a) Có một bộ phim rất hay, liên quan tới tác phẩm đang học, cả lớp cần đi xem tập thể.
+ c) Sắp thi học kì, cả lớp cần sinh hoạt trao đổi thêm về môn Toán.
- Các tình huống không cần viết giấy đề nghị:
+ b) Em đi học nhóm, do sơ ý nên bị kẻ gian lấy mất xe đạp: cần làm bản tường trình.
+ d) Trong giờ học em và bạn cãi nhau gây mất trật tự, thầy, cô giáo phải dừng lại giải quyết: cần làm bản kiểm điểm cá nhân
Cách làm văn bản đề nghị
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 125)
Hai văn bản đề nghị đều trên có những điểm giống và khác nhau sau:
- Giống nhau:
+ Đều bày tỏ những nguyện vọng chính đáng của bản thân hay của tập thể (đề nghị sơn sửa lại bảng đen, phục vụ cho quá trình học tập của học sinh; đề nghị chính quyền giải quyết việc một số gia đình xây dựng làm tắc đường cống, gây ngập lụt trong khu tập thể).
+ Đều đảm bảo những yêu cầu về nội dung: Ai đề nghị? Đề nghị ai (nơi nảo)? Đề nghị điều gì?; Hình thức: trình bày ngắn gọn, trang trọng, sáng sủa theo một số mục đã quy định sẵn.
- Khác nhau: nội dung trình bày cụ thể trong mỗi văn bản.
II, KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Văn bản đề nghị là loại văn bản được viết nhằm trình bày một nhu cầu, một nguyện vọng chính đáng của cá nhân hay tập thể gửi đến các cá nhân hay tổ chức có thẩm quyền giải quyết.
Về hình thức, văn bản đề nghị cần được trình bày ngắn gọn, trạng trọng, rõ ràng theo một số mục quy định sẵn.
III, HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 127)
So với những cách làm đơn từ lớp 6, lí do viết đơn và viết đề nghị có những điểm giống và khác nhau:
- Giống nhau: cả hai đều có những nhu cầu và nguyện vọng chính đáng (xin phép được nghỉ học do bị ốm; đề nghị với thầy cô giáo chủ nhiệm cho cả lớp đi xem một vở chèo liên quan đến tác phẩm đang học).
- Khác nhau:
+ a) Thể hiện nguyện vọng của một cá nhân.
+ b) Thể hiện nguyện vọng của một tập thể.
Đề nghị thể hiện nguyện vọng của một cá nhân
Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 – trang 127)
Những lỗi thường mắc ở văn bản đề nghị:
- Nội dung: Không đảm bảo đầy đủ các nội dung như Ai đề nghị? Đề nghị ai (nơi nảo)? Đề nghị điều gì?
- Hình thức:
+ Ngôn ngữ chưa được rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu; Chưa diễn đạt đầy đủ, ngắn gọn nội dung đề nghị,…
+ Chưa trình bày một số mục theo mẫu quy định.
Gợi ý Văn 7 Soạn bài Văn bản đề nghị do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ