TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI
I, HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 7, tập 2 – trang 12)
Đọc kĩ các câu tục ngữ và chú thích trong bài.
Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 7, tập 2 – trang 12)
Phân tích từng câu tục ngữ:
Câu tục ngữ | Nghĩa của câu tục ngữ | Giá trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện | Ứng dụng |
Một mặt người bằng mười mặt của. | Con người quý giá hơn tiền bạc, của cải. | Đề cao giá trị của người. | Răn dạy con người biết quý trong giá trị của bản thân và những người khác, có ý thức tạ lập giá trị của bản thân. |
Cái răng, cái tóc là góc con người | Răng, tóc góp phần thể hiện hình thức cũng như tính cách của người. | Phải biết chăm chút từ những yếu tố nhỏ nhất thể hiện hình thức và tinh cách tốt của con người. | Răn dạy con người có ý thức chăm sóc bản thân, xây dựng thói quen, tinh scacsh từ những điều nhở nhất. |
Đói cho sạch, rách cho thơm. | Dù khó khan về mặt vật chất nhưng vẫn phải sống trong sạch, đàng hoàng. | Phải biết giữ gìn nhân cách dù sống trong bất kì hoàn cảnh nào. | Răn dạy con người sống ngay thẳng, giữa gìn nhân cách dù sống trong bất kì hoàn cảnh nào. |
Học ăn, học nói, học gói, học mở. | Cần phải học cách ăn, nói… đúng chuẩn mực | Cần phải học nhưng hành vi ứng xửa văn hóa. | Răn dạy con người học hỏi những hành vi ứng xử văn hóa hàng ngày, từ những điều nhở nhất. |
Không thầy đố mày làm nên. | Muốn làm bất cứ việc gì cũng cần cs người hướng dẫn, chỉ bảo. | Đề cao vai trò, vị thế của người thầy | Khuyên răn con người phải biết ơn, kính trọng người thầy, những người đã dạy dỗ mình những điều hay. |
Học thầy không tày học bạn. | Học thầy không bằng học bạn | Đề cao việc tích cực học tập từ bạn bè xung quanh. | Khuyên nhủ con người tích cực học hỏi bạn bè xung quanh để phát triển bản thân. |
Thương người như thể thương thân | Yêu thương người khác như yêu thương chính bản thân mình. | Đề cao tình yêu thương giữa con người với con người. | Răn dạy con người sống có tình nghĩa, biết yêu thương người khác. |
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. | Được hưởng thụ thành quả phải nhớ công ơn của người tạo ra thành quả đó. | Cần phải nhớ ơn những người có công lao gây dựng, giúp đỡ tạo nên thành quả | Răn dạy con người phải ghi nhớ công ơn những người đã giúp đỡ, gây dựng những thành quả mà mình đang được hưởng. |
Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. | Biết hợp sức của nhiều người sẽ làm được việc khó. | Đề cao sức mạnh của sựu đoàn kết. | Răn dạy con người phải biết đoàn kết trong một tập thể, tránh lối ống cá nhân ích kỉ. |
Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 7, tập 2 – trang 13)
Những điều khuyên dạy trong hai câu tục ngữ tưởng chừng như mâu thuẫn với nhau nhưng thực chất lại bổ sung chặt chẽ cho nhau. Cả hai câu đều đề cao việc học tập của con người. Con người không những phải biết tìm người thầy tốt để học tập mà còn phải không ngừng học tập những điều hay từ bạn bè xung quanh.
Những cặp câu tục ngữ có nội dung tưởng chừng như đối lập nhưng lại bổ sung cho nhau:
- Một giọt máu đào hơn ao nước lã/ Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
- Một nghề thì sống đống nghề thì chết/ Bách nghệ tinh nhất thân vinh.
- Đi một ngày đàng, học một sàng khôn và Không đi thì không biết xứ đông
Đi thì khốn khổ thân ông thế này.
Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 7, tập 2 – trang 13)
Giá trị của các đặc điểm nổi bật trong tục ngữ:
- Diễn đạt bằng cách so sánh: Phép so sánh được sử dụng rất đa dạng, linh hoạt.
+ Một mặt người bằng mười mặt của: Hình thức so sánh ngang bằng, kết hợp với phép đối lập đơn vị chỉ số lượng: một - mười. Tuy là so sánh ngang bằng nhưng lại ngầm khẳng định giá trị của con người quý giá hơn vật chất rất nhiều lần.
+ Học thầy không tày học bạn: từ không tày thể hiện mối quan hệ so sánh.
+ Thương người như thể thương thân: dung từ so sánh như để thể hiện mối quan hệ ngang bằng giữa hai đối tượng so sánh: tình thương người – thương thân.
- Diễn đạt bằng cách dung hình ảnh ẩn dụ:
+ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: hình ảnh quả - kẻ trồng cây chuyển nghĩa thành thành quả và người giúp đỡ, tạo ra thành quả.
+ Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Hình ảnh ẩn dụ một cây – con người cá nhân; ba cây – con người khi đoàn kết thành một nhóm (sức mạnh của sự đoàn kết); non – công việc khó khăn, to lớn.
- Dùng từ và câu có nhiều nghĩa:
+ Cái răng, cái tóc: yếu tố nói lên hình thức, tính cách của con người.
+ Đói, rách: hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn về vật chất của con người.
+ Ăn, nói, gói, mở: cách giao tiếp, ứng sử trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày nói chung.
II, KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Giá trị nội dung
Những câu tục ngữ về con người và xã hội là những kinh nghiệm, lời răn dạy của ông cha ta về phẩm chất và lối sống cao đẹp mà con người cần có trong cuộc sống, những mối quan hệ giữa con người với con người theo các chuẩn mức đạo đức xã hội. Thông qua đó, những câu tục ngữ này đề cao và tôn vinh giá trị của con người.
2. Giá trị nghệ thuật
Những câu tục ngữ về con người và xã hội thường chứa đựng nội dung hàm súc được thể hiện qua hệ thống hình ảnh so sánh, ẩn dụ.
III, HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
- Một số câu tục ngữ đồng nghĩa:
+ Máu chảy ruột mềm.
+ Môi hở răng lạnh.
+ Uống nước nhớ nguồn.
+ Chết vinh con hơn sống nhục.
- Một số câu tục ngữ trái nghĩa:
+ Của trọng hơn người.
+ Ăn cháo, đá bát.
+ Qua cầu rút ván.
+ Được chim bẻ ná, được cá quên nơm.
Gợi ý Văn 7 Soạn bài Tục ngữ về con người và xã hội do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ.