ican
Soạn Văn 7
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Văn 7 Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta: Lý thuyết trọng tâm từ Ican, Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta giúp học sinh nắm vững kiến thức ngắn gọn

Ican

TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA

-Hồ Chí Minh-

I, HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 7, tập 2 – trang 26)

Vấn đề được nghị luận trong bài văn là tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Nội dung nghị luận được thâu tóm trong câu văn: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 7, tập 2 – trang 26)

Bài văn có bố cục 3 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “lũ bán nhà và lũ cướp nước”: Tinh thần yêu nước là truyền thống quý bau của nhân dân ta.

- Phần 2: Tiếp đến “lòng nồng nàn yêu nước”: Tinh thần yêu nước của nhân ta trong lịch sử và cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Phần 3: Còn lại: Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 7, tập 2 – trang 26)

Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng:

- Dẫn chứng về tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…

- Dẫn chứng về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Các dẫn chúng được phân chia theo ra thành các lứa tuổi, người ở vùng tạm bị chiếm, nước ngoài; miền ngược, miền xuôi; chiến sĩ ngoài mặt trận hay công chức ở hậu phương; phụ nữ và các bà mẹ; công nhân, nông dân,…

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 7, tập 2 – trang 26)

Trong bài văn, tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh:

- Tinh thần yêu nước như một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nhấn chìm lũ bán nước và cướp nước.

→ Hình ảnh so sánh cụ thể, đọc đáo, đã làm nổi bật sức mạnh cuồn cuộn như vũ bão của tinh thân yêu nước.

- Tinh thần yêu nước như các thứ của quý… đưa rat rung bày.

→ Cách so sánh này không chỉ giúp người đọc hình dung được giá trị của lòng yêu nước mà còn khơi gọi tinh thần trách nhiệm phát huy tinh thân yêu nước của dân tộc ở mỗi người dân.

Câu 5 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 7, tập 2 – trang 26)

Phân tích đoạn văn “Đồng bào ta ngày nay … nơi nồng nàn yêu nước”

a) Câu mở đoạn: “Đồng bào ta ngày nay rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”.

Câu kết đoạn: “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước”.

b) Các dẫn chứng trong đoạn được đưa ra theo mô hình: từ…đến và theo trình tự: tuổi tác; khu vực cư trú; tiền tuyến, hậu phương; tầng lớp, giai cấp.

c) Nhưng sự vật tuy có mối quan hệ theo các bình diện khác nhau nhưng bao quát toàn bộ các đối tượng, toàn bộ nhân dân Việt Nam.

Câu 6 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 7, tập 2 – trang 26)

Những điểm nổi bật trong nghệ thuật lập luận của bài văn:

- Bố cục chặt chẽ.

- Dẫn chứng được chọn lọc và trình bày thứ tự theo thời gian, trong đó nhấn mạnh vào các dẫn chứng thời nay. Các dẫn chứng được đưa ra trên nhiều bình diện khác nhau nhưng đều góp phần làm nổi bật tính toàn dân.

- Lối so sánh độc đáo, giàu hình ảnh giúp một khái niện trừu tượng như lòng yêu nước trở nên cụ thể, rõ ràng. Từ đó, tác giả giúp người đọc cảm nhận rõ hơn được sức mạnh, giá trị quý báu của tinh thần yêu nước.

 

II, KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Giá trị nội dung

Qua văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Hồ Chí Minh đã khẳng định một chân lí không bao giờ thay đổi: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”

2. Giá trị nghệ thuật

Với bố cục chặt chẽ, lập luận thuyết phục, dẫn chứng được chọn lọc tinh tế vừa cụ thể, phong phú từ lịch sử dân tộc, “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” xứng đáng là mẫu mực cho thể văn chính luận.

III, HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 7, tập 2 – trang 27)

Học thuộc lòng đoạn văn từ đầu tiên đến “tiêu biểu của một dân tộc anh hùng”.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 7, tập 2 – trang 27)

Quang cảnh làng mạc ngày mùa thật vui nhộn, náo nhiệt. Từ ông mặt trời, chim chóc, cây cối cho đến con người dương như đều bừng tỉnh từ rất sớm. Từ những những bác nông dân cho đến những em nhỏ và các cụ già đều hối hả ra đồng. Mỗi người một công việc, ai nấy đều thoan thoắt, nhanh nhẹn, phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng.

 

Gợi ý Văn 7 Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ

Đánh giá (333)
ican
  • Một thương hiệu của 
    ICAN
  • ICAN
  • ICAN © 2023, All Rights Reserved.

  • Trụ sở Hồ Chí Minh: B0003 C/C Sarina, Khu đô thị Sala, Khu phố 3, Đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức

  • Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà 25T2 Đường Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy