TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN
I, HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI
1. Nhu cầu nghị luận
a) Trong đời sống, chúng ta có thể bắt gặp những tình huống và câu hỏi sau:
- Vì sao phải học tập suốt đời?
- Vì sao phải bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống xung quanh chúng ta?
- Trẻ em quá ham mê các trò chơi điện tử là tốt hay xấu?
- Như thế nào là một người sống có trách nhiệm?
- Người bạn tốt là người như thế nào?
b) Để trả lời những câu hỏi đó, chúng ta phải sử dụng những lí lẽ, dẫn chứng xác đắng để giải thích, chứng minh, thuyết phục người nghe. Việc trả lời bằng các kiểu văn bản như kể chuyện, miêu tả, biểu cảm là khó có thể thực hiện.
c) Để trả lời những câu hỏi đó, hằng ngày trên báo chí, qua đài phát thanh, truyền hình thường xuất hiện các kiểu văn bản nghị luận như đảm bảo trật tự xã hội, an toan giao thông; bảo về rừng, chống lâm tặc; gây dựng cuộc sống xanh;…
2. Thế nào là văn bản nghị luận?
a) Bác Hồ viết bài Chống nạn thất học với mục đích kêu gọi nhân dân đi học để nâng cao dân trí.
Để thực hiện mục đích ấy, bài viết đã nêu ra các ý kiến:
- Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất học của phần lớn nhân dân là do chính sách ngu dân của thực dân Pháp.
- Nay đất nước ta đã giành được độc lập, việc cấp tốc phải thực hiện là nâng cao dân trí.
- Giải pháp giúp xóa nạn thất học: mọi người phải đi học; vận động người đã biết chữ dạy cho người chưa biết.
Những ý kiến ấy được diễn đạt thành các luận điểm trong các câu văn sau:
-“Khi thực dân Pháp cai trị nước ta, chúng thi hành chính sách ngu dân”.
- “Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí” và “Mọi người Việt Nam phải biết quyền và bổn phận của mình … biết viết chữ Quốc ngữ”.
- “Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ, … gắng sức mà học cho biết đi”.
b) Để ý kiến có sực thuyết phục, bài viết đã nêu lên những lí lẽ:
- Số người dân thất học chiếm 95% dân số nước ta mà muốn tham gia xây dựng nước nhà, mỗi người dân cần nâng câ dân trí.
- Việc chống nạn mù chữ là có thể thực hiện được vì khả năng dạy, học chữ Quốc ngữ của nhân dân là vô cùng to lớn.
c) Để thực hiện mục đích của mình, tác giả đã sử dụng hệ thống luận điểm rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục chứ không sử dụng văn kể chuyện, biểu cảm hay miêu tả. Vì văn nghị luận sẽ hiệu quả hơn trong việc thực hiện mục đích của tác giả.
II, KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Văn nghị luận là những bài văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó. Muốn thế, văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.
Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận có ý nghĩa khi chúng hướng tới giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống.
III, HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 7, tập 2 – trang 9)
a) Văn bản Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội là bài văn nghị luận vì văn bản làm sáng tỏ vấn đề nghị luận tạo ra thói quen tốt cũng như phê phán thói quen xấu trong đời sống xã hội.
b) Ý kiến được tác giả đề xuất trong văn bản là cần gây dựng thói quen tốt và loại bỏ những thói quen xấu để gây dựng lối sống đẹp, văn minh cho xã hội.
Ý kiên đó được thể hiện ở:
- Nhan đề: “Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội”.
- Các câu văn: “Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội?”
Tác giả đã đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng về các thói quen xấu như hút thuốc, gạt tàn bừa bãi; vứt rác gây mất vệ sinh; vứt rác gây tai nạn nguy hiểm để thuyết phục người đọc.
c) Bài văn nghị luận này đã đặt ra vấn đề thường gặp trong cuộc sống thực tế. Tạo thói quen tốt, loại bỏ thói quen sẽ làm cho cuộc sống của chúng ta văn minh, tốt đẹp hơn.
Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 7, tập 2 – trang 10)
Bố cục của bài Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội:
- Mở bài (Từ đầu … là thói quen tốt): Giới thiệu về thói quen tốt, thói quen xấu.
- Thân bài (Tiếp theo … chảy máu chân rất nguye hiểm): Nói về những thói quen xấu cần loại bỏ.
- Kết bài (Còn lại): Kêu gọi mọi người xây dựng thói quen tốt trong cuộc sống.
Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 7, tập 2 – trang 10)
Sưu tầm hai đoạn văn nghị luận
Đoạn 1:
“Lòng trắc ẩn có nguồn gốc từ sự thấu cảm. Thấu cảm là khả năng nhìn thế giới bằng con mắt của người khác, đặt mình vào cuộc đời của họ. Giống như cái lạnh thấu tủy hay cái đau thấu xương, thấu cảm là sự hiểu biết thấu đó, trọn vẹn một ai đó, khiến ta hiểu được những suy nghĩ của học, cảm được những cảm xúc của họ, và tất cả xảy ra mà không có sự phán xét. Khả năng đọc được tâm trí và tâm hồn của người khác là một khả năng phát triển ở những người mẫn cảm. Thấu cảm khiến ta hồi hộp khia quan sát một người đang đi trên dây ở trên cao, làm chúng ta cùng vui buồn với một nhân vật trong truyện”.
(Trích Thiện, Ác và Smartphone – Đặng Hoàng Giang)
Đoạn 2:
“Vì hành động phá hoại môi trường chỉ trong chốc lát có thể gây hậu quả ngay (ví dụ quăng bịch rác ngoài đường vài tiếng là bốc mùi hôi liền) còn việc khắc phục thì cần một thời gian dài mới đạt được như ý muốn (ví dụ trồng rừng phải mất vài năm đến cả chục năm sau cây mới trưởng thành).
Do đó, tôi nghĩ nếu muốn bảo vệ môi trường sống, không chỉ khắc phục bằng cách trồng rừng, tái chế rác thải…, mà chúng ta còn phải ngăn chặn sự hủy hoại môi trường, không làm cho tình hình tệ hơn qua việc nói không với túi nylon, ống hút nhựa sử dụng một lần…”
('Sống xanh không khó' - bảo vệ môi trường từ hành động nhỏ nhất – Báo Zingnew)
Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 7, tập 2 – trang 10)
Việc kể chuyện hai biển hồ chỉ là phương tiện trong việc thể hiện vấn đề nghị luận: nếu không muốn chết dần, chết mòn như biển Chết thì cần sống chia sẻ hòa hợp với mọi người xung quanh. Vì văn bản Hai biển hồ là văn bản nghị luận.
Gợi ý Văn 7 Soạn bài Tìm hiểu chung về văn nghị luận do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ.