TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
I, HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI
1. Đọc các văn bản
2. Trả lời câu hỏi
a) Văn bản thông báo được dùng khi muốn truyền đạt một vật gì đó cho cấp dưới hoặc cho mọi người.
Văn bản đề nghị được dùng khi muốn đề đạt nguyện vọng của cá nhân hay tập thể đến cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
Văn bản báo cáo được sử dụng khi cần báo cáo với cấp trên một vấn đề nào đó.
b) Mục đích của văn bản thông báo nhằm phổ biến một nội dung nào đó. Mục đích của văn bản đề nghị nhằm đề xuất một nguyện vọng yêu cầu. Mục đích của văn bản báo cáo là để thông tin, trình bày tình hình cho cấp trên được biết.
So sánh văn bản hành chính với văn bản thơ và truyện:
+ Nếu như các văn bản truyện, thơ có hình thức đa dạng vì văn bản hành chính thường có hình thức thống nhất, thường theo một mẫu có sẵn.
+ Ngôn ngữ trong văn bản hành chính cần rõ ràng, đơn nghĩa trong khi ngôn ngữ của thơ văn xuôi giàu hình ảnh, đa nghĩa.
+ Trong khi văn bản hành chính không có sự hư cấu tưởng tượng thì văn bản thơ hay truyện đây là thủ pháp phổ biến.
d) Văn bản tương tự như ba văn bản trên như biên bản cuộc họp, hợp đồng, giấy chứng nhận, đơn từ,…
3. Những đặc điểm chính của văn bản hành chính
- Mục đích, nội dung: truyền đạt những nội dung, yêu cầu; bày tỏ những ý kiến, nguyện vọng.
- Hình thức: Văn bản hành chính thường được trình bày theo một số mẫu nhất định và thường có những nội dung sau:
+ Quốc hiệu và tiêu ngữ;
+ Địa điểm và ngày tháng làm văn bản;
+ Họ tên, chức vụ người nhận hay cơ quan nhận văn bản;
+ Họ tên, chức vụ người gửi hay cơ quan tập thể gửi văn bản;
+ Nội dung thông báo, đề nghị, báo cáo;
+ Chữ ký và họ tên người gửi văn bản
II, KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Văn bản hành chính là loại văn bản thường dùng để truyền đạt những nội dung yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống hoặc bày tỏ những ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyền hạn để giải quyết.
Văn bản hành chính thường được trình bày theo một số mẫu nhất định và thường có những nội dung sau:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ;
- Địa điểm và ngày tháng làm văn bản;
- Họ tên, chức vụ người nhận hay cơ quan nhận văn bản;
- Họ tên, chức vụ người gửi hay cơ quan tập thể gửi văn bản;
- Nội dung thông báo, đề nghị, báo cáo;
- Chữ ký và họ tên người gửi văn bản
III, HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Loại văn phản phù hợp với các trường hợp là
1. Văn bản thông báo
2. Văn bản báo cáo
3. Không sử dụng văn bản hành chính
4. Đơn xin nghỉ phép
5. Văn bản đề nghị
6. Không sử dụng văn bản hành chính
Gợi ý Văn 7 Soạn bài Tìm hiểu chung về văn bản hành chính do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ