ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN
I, HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI
Câu 1 + 2 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 1 – trang 66)
STT | Tên bài | Tác giả | Đề tài nghị luận | Luận điểm chính | Phương pháp lập luận | Nghệ thuật đặc sắc |
1 | Tinh thần yêu nước của nhân dân ta | Hồ Chí Minh | Tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam ta. | Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. | Chứng minh | Bố cục chặt chẽ, dẫn chứng chọn lọc, toàn diện được sắp xếp hợp lí; hình ảnh so sánh đặc sắc. |
2 | Sự giàu đẹp của tiếng Việt | Đặng Thai Mai | Sự giàu đẹp của tiếng Việt | Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, tiếng hay. | Chứng minh kết hợp giải thích | Bố cục mạch lạc rõ ràng; luận cứ chặt chẽ, xác đáng, giàu sức thuyết phục. |
3 | Đức tính giản dị của Bác Hồ | Phạm Văn Đồng | Đức tính giản dị của Bác Hồ | Bác giản dị trong mọi phương diện từ bữa ăn, nhà ở, lối sống cho đến cả cách nói, cách viết. Sự giản dị ấy đi liền với tâm hồn cao đẹp, một lối sống rất đỗi thanh cao. | Chứng minh, giải thích và bình luận | Dẫn chứng cụ thể, toàn diện, đáng tin cậy; lời văn giản dị, giàu cảm xúc. |
4 | Ý nghĩa văn chương | Hoài Thanh | Văn chương và ý nghĩa của văn chương với cuộc sống con người | Nguồn gốc văn chương là tình yêu thương với con người, với muôn vật, muôn loài. Văn chương gây những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có. | Giải thích kết hợp bình luận | Lời văn ngắn gọn, rõ ràng, giàu cảm xúc, giàu hình ảnh. |
Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 1 – trang 67)
- Các yếu tố cơ bản của từng thể loại văn học:
Thể loại | Yếu tố | |||||
Cốt truyện | Nhân vật | Người kể chuyện | Luận điểm | Luận cứ | Vần, nhịp | |
Truyện | + | + | + |
|
|
|
Kí | + | + | + |
|
|
|
Thơ tự sự | + | + | + |
|
| + |
Thơ trữ tình |
| + |
|
|
| + |
Tùy bút |
| + | + |
|
| + |
Nghị luận |
|
|
| + | + |
|
- Sự khác nhau cơ bản giữa văn nghị luận và các thể loại tự sự, trữ tình:
- Các thể loại tự sự thường dùng phương thức miêu tả và tự sử để tái hiện hiện thực.
- Các thể loại trữ tình sử dụng chủ yếu là phương thức biểu cảm để bộc lộ cảm xúc.
- Văn nghị luận có các luận điểm, luận cứ, hệ thống lập luận nhằm thuyết phục người đọc, người nghe.
c) Các câu tục ngữ có thể coi là dạng đặc biệt của văn nghị luận vì trong mỗi câu tục ngữ đều chưa đựng các luận điểm. Đó chính là những quan điểm, bài học của ông cha ta đúc kết từ ngàn đời. Tuy nhiên mỗi câu tực ngữ chỉ đưa ra các luận điểm mà không có các luận cứ cũng như sử dụng các thao tác lập luận để chứng minh. Sức thuyết phục của những câu tục ngữ được kiểm nghiêm thông qua những chiêm nghiêm trong cuộc sống của mỗi con người.
II, KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Văn nghị luận được phân biệt với các thể loại văn tự sự, trữ tình ở chỗ văn nghị luận bao gồm hệ thống luận điểm, luận cứ, lập luận nhằm thuyết phục nhận thức của người đọc, người nghe.
Gợi ý Văn 7 Soạn bài Ôn tập văn nghị luận do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ